Tỷ phú xưa và nay

Kỳ 6: Tỷ phú ngông Mikhail Prokhorov

Mikhail Dmitrievitch Prokhorov nổi tiếng là một trong những người giàu nhất nước Nga, với giá trị tài sản ước tính khoảng 18 tỷ USD và cũng là người nổi tiếng tỷ phú độc thân ăn chơi bậc nhất, giàu thứ 39 trên thế giới, vượt xa ông chủ Chelsea Roman Abramovich.

Mikhail Dmitrievitch Prokhorov nổi tiếng là một trong những người giàu nhất nước Nga, với giá trị tài sản ước tính khoảng 18 tỷ USD và cũng là người nổi tiếng tỷ phú độc thân ăn chơi bậc nhất, giàu thứ 39 trên thế giới, vượt xa ông chủ Chelsea Roman Abramovich.

> Kỳ 5: Ông trùm tìm kiếm Robin Li

> Kỳ 4: Huyền thoại tài chính J.P. Morgan

> Kỳ 3: Trùm xe hơi Henry Ford

> Kỳ 2: Vua thép Andrew Carnegie

> Tỷ phú xưa và nay (kỳ 1): Vua dầu Rockefeller, tỷ phú đầu tiên

Từ năng khiếu tài chính

Tỷ phú Mikhail Prokhorov.

Tỷ phú Mikhail Prokhorov.

Ít ai biết Mikhail Prokhorov từng làm nhà buôn quần áo jeans ở Mátxcơva cuối những năm 80 của thế kỷ trước, giai đoạn Liên Xô biến động và đi tới tan rã.

Thực ra, Mikhail thuộc dạng “con ông cháu cha” thời Liên bang Xô Viết. Mikhail chào đời năm 1965 tại thủ đô Mátxcơva trong một gia đình có cha là Trưởng ban Quốc tế thuộc Ủy ban Thể thao Xô Viết - một chức vụ mang lại đặc quyền xuất ngoại, mẹ là kỹ sư chuyên nghiên cứu về plastics.

Sau khi tốt nghiệp Viện Tài chính Mátxcơva năm 1989, Mikhail bắt đầu xây dựng tên tuổi trong ngành tài chính. Với tấm bằng hạng ưu, lý lịch tốt nên chàng sinh viên mới ra trường Mikhail đã được giao phó vị trí quản lý tại Ngân hàng quốc tế Hợp tác kinh tế, tiếp đó là đứng đầu Ban quản trị Công ty Tài chính quốc tế (MFK).

Với giác quan tài chính nhạy bén, Mikhail đã nhận ra khả năng kiếm lợi từ khai thác tài nguyên của mình. Năm 1993, ở tuổi 28, tranh thủ thời cơ tư nhân hóa các ngành công nghiệp nhà nước sau khi Liên Xô sụp đổ, Mikhail cùng với Vladimir Potanin đã vạch lối cho Onexim Bank (một ngân hàng ở Nga) thực hiện cuộc thôn tính Công ty Norilsk Nickel, đánh dấu bước tiến vào lĩnh vực kim loại quý và trở thành một trong những nhà công nghiệp hàng đầu nước Nga. Dưới sự điều hành của Mikhail, Công ty Norilsk Nickel vươn lên vị trí số một thế giới trong sản xuất nickel và palladium.

Trở thành nhà tài phiệt

Khi tiếp nhận Norilsk Nickel, Mikhail đã quyết định bán hầu hết tài sản không liên quan đến ngành khai mỏ. Nhận thấy Norilsk Nickel đặt tổng hành dinh tại Siberia, hoạt động kinh doanh vừa phức tạp, vừa tốn kém vì phải cần tàu phá băng khi chuyên chở kim loại qua vùng Bắc Cực, Mikhail đã đầu tư mua tàu chở hàng tiên tiến của Phần Lan mà không cần dùng đến tàu phá băng.

Tiếp theo, để cải thiện môi trường và điều kiện lao động rất khắc nghiệt của vùng Siberia, Mikhail đã mạnh tay chi tiêu cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Bằng những nỗ lực của bản thân, Mikhail dần chuyển đổi nguồn lợi khai thác vàng của Norilsk Nickel vào tay Công ty Polyus Gold trị giá 8,5 tỷ USD, trở thành nhà sản xuất vàng lớn nhất nước Nga do Mikhail giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Tháng 2-2007, Mikhail từ chức CEO Norilsk Nickel và công khai ý định tách bạch tài sản đối với người hợp tác lâu năm với mình là Vladimir Potanin.

Tưởng bại thành thắng lớn

Tạp chí Forbes ước tính tài sản của Mikhail năm 2010 đã đạt khoảng 18 tỷ USD và đang trên đà sinh sôi nảy nở thêm nữa, là tỷ phú giàu thứ 39 trên thế giới, vượt xa ông chủ Chelsea Roman Abramovich. Gần đây, Mikhail bắt đầu bộc lộ tham vọng chính trị. Tháng 5-2011, tức 7 tháng trước kỳ bầu cử Quốc hội Nga, Mikhail quyết định lãnh đạo đảng Right Cause - một đảng chính trị tự do theo quan điểm thân phương Tây. Cuối tuần qua Mikhail đã bất ngờ rút lui khỏi ghế lãnh đạo đảng Right Cause. Nhiều chuyên gia nhận định, có vẻ Mikhail đã quá tham vọng và vượt quá giới hạn cho phép của Điện Kremlin.

Tháng 5-2007, Mikhail thành lập Quỹ đầu tư tư nhân ONEXIM Group với tài sản trị giá 17 tỷ USD. Lúc này, Mikhail đã để mắt tới các ngành công nghiệp khác nên tháng 4-2008, Mikhail quyết định bán 25% cổ phần Norilsk Nickel cho Tập đoàn khai khoáng UC Rusal của tỷ phú Oleg Deripaska để đổi lấy 14% cổ phần Rusal, 5 tỷ USD tiền mặt và 2 tỷ USD trả sau.

Tuy nhiên, cũng có tin đồn rằng Chính phủ Nga đã gây áp lực buộc Mikhail bán cổ phần vì sự cố năm 2007: Chàng tỷ phú độc thân Mikhail có gương mặt đẹp trai đầy nam tính kiểu Nga đã trở thành một nhân vật mang tiếng ăn chơi bậc nhất, với giai thoại tung 10 triệu USD tổ chức một bữa tiệc cưới tại Maldives, chỉ để thắng một cuộc cá cược sẽ kết hôn trước năm 42 tuổi.

Đỉnh điểm của sự tai tiếng này là một sự kiện đáng xấu hổ: Mikhail bị cảnh sát Pháp bắt giữ 4 ngày vì tình nghi chiêu đãi khách bằng gái mại dâm. Tuy nhiên, năm 2009 Mikhail được khôi phục thanh danh, thậm chí còn tuyên bố đã được phía Pháp xin lỗi về vụ bắt giữ này.

Trong cái rủi có cái may. Đó là việc thương vụ bán cổ phần lấy tiền mặt lại là một thành công lớn, bởi chỉ 3 tháng sau khi dầu thô mất giá đã khơi mào một thảm họa trên thị trường chứng khoán, quét bay phần lớn giá trị của hầu hết công ty Nga, trong đó có Norilsk. Dù gia tài của Mikhail cũng bị hao hụt vì dính tới nhiều công ty bị giảm mạnh (như Rusal và Open Investments) và khoản trả sau của UC Rusal cũng phải hoãn lại.

Nhưng nhờ 5 tỷ USD tiền mặt trên, Mikhail may mắn nổi lên trong số rất ít ỏi doanh nhân Nga rút vốn kịp thời. Tháng 9-2008, Quỹ ONEXIM Group mua 50% ngân hàng đầu tư Nga Renaissance Capital; mua thêm một ngân hàng nhỏ và đổi tên ngân hàng này thành IFC (viết tắt tên tiếng Anh của Viện Tài chính quốc tế MFK, gợi nhắc kỷ niệm thuở Mikhail làm quản trị MFK khi mới ra trường). Một trong các bộ phận của ONEXIM Group được Mikhail định hướng tập trung phát triển đầu tư công nghệ nano.

Tháng 6-2007, Thủ tướng Nga lúc bấy giờ Mikhail Fradkov thành lập Hội đồng Chính phủ về công nghệ nano và Mikhail là 1 trong số 15 người được chỉ định vào Hội đồng. Đến năm 2010, lãnh địa của Mikhail đã phủ rộng từ khai khoáng - luyện kim, dịch vụ tài chính, cho đến công nghệ nano, thông tin truyền thông, bất động sản, thể thao.

-----------

Kỳ 7: Tỷ phú vàng Brazil Eike Batista

Các tin khác