Hoa Kỳ đang thay đổi (B4): Thách thức uy lực đỉnh cao

(ĐTTCO) -Với vị thế là một cường quốc hàng  đầu về kinh tế-quân sự nên nghiễm nhiên tổng thống Hoa Kỳ trở thành một người có quyền lực nhất thế giới. Về an ninh và quốc phòng, tổng thống Hoa Kỳ đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền đơn phương triển khai quân đội, được phép phát động chiến tranh để bảo vệ đất nước mình. Về đối nội, tổng thống là viên chức hành chính trưởng, là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sắc luật, đặc biệt nếu chính đảng của tổng thống chiếm đa số cả hai viện của Quốc hội. D. Trump có điều kiện khá thuận lợi trên cương vị của mình, nhưng thực tế hình như không phải vậy!

(ĐTTCO) -Với vị thế là một cường quốc hàng  đầu về kinh tế-quân sự nên nghiễm nhiên tổng thống Hoa Kỳ trở thành một người có quyền lực nhất thế giới. Về an ninh và quốc phòng, tổng thống Hoa Kỳ đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền đơn phương triển khai quân đội, được phép phát động chiến tranh để bảo vệ đất nước mình. Về đối nội, tổng thống là viên chức hành chính trưởng, là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sắc luật, đặc biệt nếu chính đảng của tổng thống chiếm đa số cả hai viện của Quốc hội. D. Trump có điều kiện khá thuận lợi trên cương vị của mình, nhưng thực tế hình như không phải vậy!

Hoa Kỳ đang thay đổi (B3): Đảo lộn nề nếp trong ấm, ngoài yên

Hoa Kỳ đang thay đổi (B2): Đồng minh, đối tác hay đối đầu

Hoa Kỳ đang thay đổi (B1): Sự khởi đầu đầy khó khăn

“Trên bảo dưới không nghe” 

2 tháng cầm quyền của D. Trump có nhiều kết quả đáng thất vọng: Khảo sát của Viện Gallup công bố cuối tuần qua cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Trump chỉ còn 37%, là kết quả thấp nhất kể từ khi ông trở thành chủ nhân Nhà Trắng hồi cuối tháng 1. Đây cũng là tỷ lệ ủng hộ thấp nhất đối với một vị tổng thống Hoa Kỳ trong vòng 70 năm qua vào thời điểm chỉ 2 tháng sau nhậm chức. Trước đó, khi Trump nhậm chức có tỷ lệ ủng hộ 45%, một tháng sau còn 38% và hiện nay là 37%. Uy tín cá nhân tổng thống chỉ một bước lùi!

Hãng Reuters đưa tin: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa nếm trải một thất bại chính trị lớn, khi ngày 24-3, quốc hội - đa số là thành viên thuộc đảng Cộng hòa, đã có nhiều ý kiến trái chiều, không đạt được số phiếu thuận cần thiết để thông qua dự luật cải tổ chính sách y tế.

Điều này đồng nghĩa dự  luật lớn đầu tiên do Trump đề xuất từ khi lên nắm quyền (ngày 20-1), đã bị bác bỏ. Với việc dự luật của Trump không được thông qua, đạo luật Obamacare - được coi là một trong những thành tựu lớn của cựu Tổng thống B. Obama mà Trump muốn xóa bỏ - vẫn tiếp tục có hiệu lực.

 Thất bại này khiến giới tinh hoa và cả cử tri Hoa Kỳ không những nghi ngờ về khả năng thuyết phục của tổng thống đối với nghị sĩ trong đảng, với quốc hội mà thậm chí khả năng lãnh đạo của vị tổng thống đương nhiệm cũng là một dấu hỏi lớn, bởi lẽ tình trạng “trên bảo dưới không nghe” ngay trong đảng của mình, là một trường hợp rất đặc biệt!

Lãnh đạo phe thiểu số trong Thượng viện, ông Chuck Schumer phân tích, dự luật trên không được thông qua bởi từ khi Trump lên nắm quyền đã có 2 vấn đề cơ bản không được giải quyết: sự yếu kém năng lực và những lời hứa suông. Phía đảng Dân chủ đối lập thì cho rằng luật mới sẽ tước đi bảo hiểm y tế của hàng triệu người dân Hoa Kỳ, khiến hệ thống y tế bị xáo trộn nên các nghị sĩ đã đồng loạt phản đối dự luật này.

Thất bại này không chỉ ảnh hưởng ở lĩnh vực chính trị, mà còn tác động đến thị trường chứng khoán. Chỉ số S&P 500 của Hoa Kỳ đã có 5 phiên giảm liên tiếp, đánh dấu chuỗi đi xuống của thị trường từ đầu năm 2017 đến nay, trái ngược với xu hướng tăng điểm mạnh cuối năm 2016 sau khi có kết quả bầu cử.

Các chuyên gia tài chính hãng Morgan Stanley cho rằng các kế hoạch cải tổ sau này của Trump sẽ không thể dễ dàng được chấp nhận vì thất bại Obamacare là phép thử quan trọng đối với các đề xuất chính sách khác, cụ thể là chính sách thuế dự kiến sẽ đưa ra trình quốc hội vào giữa năm nay.

Điều đáng nói, đúng tròn 2 tháng kể từ khi Trump trở thành tổng thống, ngày 20-3 tại phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện, Giám đốc Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) James Comey đã “dội gáo nước lạnh” vào những lý lẽ của Trump, cho rằng việc cựu Tổng thống Barack Obama đã nghe lén điện thoại tại tháp Trump trong suốt chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái của ông là... không có thật, và tuyên bố “cả FBI và Bộ Tư pháp đều không có thông tin nào cho thấy chính quyền Obama đã nghe lén điện thoại”.

Chưa dừng lại ở đó, ông Comey còn xác nhận FBI đang điều tra mối nghi vấn về sự liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của Trump với Nga trong bối cảnh có nhiều nghi ngờ việc Nga can thiệp vào việc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, tung chiêu rò rỉ thư điện  tử dẫn tới thất bại của ứng cử viên Hillary Clinton, gây ảnh hưởng có lợi cho Trump.

Douglas Brinklay, một nhà sử học chuyên nghiên cứu về các đời tổng thống nước này, cho rằng việc tiết lộ thông tin về một cuộc điều tra đang tiến hành là điều cấm kỵ đối với FBI, chứng tỏ điều này được Bộ Tư pháp bật đèn xanh và “việc một giám đốc FBI điều trần phản bác lại tổng thống đương nhiệm là điều “xưa nay hiếm”.

Gút lại 2 tháng cầm quyền của Trump đã xảy ra 3 thất bại lớn: (i) Sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân một số nước có số đông là người Hồi giáo bị tòa án vô hiệu hóa với lý do vi phạm điều khoản chống phân biệt tôn giáo trong Hiến pháp Hoa Kỳ. (ii) Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã công khai cáo buộc Nga tìm cách gây ảnh hưởng có lợi cho Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.

Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn mới tiến cử buộc phải từ chức vì đã gặp gỡ Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, còn Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cũng bị cáo buộc có liên quan tới Nga. (iii) Chương trình chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Trump bị buộc phải rút lại dự luật. Cục diện diễn biến phức tạp đến nỗi Nhà Trắng cảnh báo rằng các “nghị sĩ Cộng hòa nổi loạn”.

Chánh thư ký Nhà Trắng Reince Priebus phát biểu trên truyền hình, để ngỏ khả năng Nhà Trắng sẽ hợp tác với các nghị sĩ Dân chủ theo xu hướng ôn hòa để thông qua các chính sách khác của Tổng thống Trump, bao gồm đề xuất ngân sách, cải cách thuế và các nỗ lực mới nhằm xóa bỏ, thay thế Obamacare...

Khách du lịch trên đại lộ Hollywood, TP Los Angeles. Ảnh: TIỀN DUYÊN

Khách du lịch trên đại lộ Hollywood, TP Los Angeles. Ảnh: TIỀN DUYÊN

Người Hoa Kỳ không thầm lặng và khó hiểu?

Có lẽ chưa bao giờ báo giới, các viện phân tích, các nhà nghiên cứu quan tâm đến phong thái ứng xử, chiến thuật và chiến lược, khả năng kỹ trị trong thời gian đầu nhiếp chính như D. Trump. Giới chuyên gia tâm lý đưa ra đúc kết: Trump có phong cách “nói trước, tính sau”; suy tưởng thường đến trước thực tế, thường xuyên đưa ra các tuyên bố gây sốc, khiến dư luận chú ý sau đó mới tìm lý lẽ biện minh cho phát ngôn.

Những biện minh cho tuyên bố trước nhiều khi lại thiếu bằng chứng, không có thật. Cụ thể, như vụ nghe lén điện thoại của chính quyền B. Obama ở tòa tháp Trump vào lúc diễn ra tranh cử. Giai đoạn chạy đua vào Nhà Trắng, tại một cuộc vận động ở Alabama, Trump cho biết đã xem đoạn ghi hình trên TV về vụ khủng bố 11-9 và “chứng kiến tại Jersey City bang New Jersey có hàng ngàn, hàng ngàn người reo hò, cổ vũ lúc tòa nhà đổ sập”.

Người ta đã lập tức lục tung các tờ báo, chương trình tìm việc này nhưng không có chứng cứ cho lời cáo buộc nói trên. Tại một cuộc mít tinh ở Florida, Tổng thống Trump đã bình luận về chính sách nhập cư và hệ lụy ở Thụy Điển. Ông nói: “Hãy nhìn vào những gì Thụy Điển phải đối mặt tối qua. Họ đón nhận lượng lớn người nhập cư và đang gặp phải vấn đề họ chưa bao giờ nghĩ có thể xảy ra”. Tuy nhiên, đêm đó ở Thụy Điển không có bất kỳ sự việc bạo động nào diễn ra!

Những tuyên bố này của ông Trump đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ về độ chính xác các thông tin ông đưa ra, làm uy tín cá nhân bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng với bản tính là “người Hoa Kỳ không thầm lặng”, Trump vẫn bao biện: “Tôi là người sống rất bản năng và bản năng của tôi luôn mách bảo những điều đúng đắn. Tôi từng tiên đoán rất nhiều thứ và sau đó, mọi chuyện xảy ra đúng như thế”.

Điều khốn nỗi thói “lộng ngôn” và thiếu chuẩn xác không chỉ là vấn đề nội bộ Hoa Kỳ, mà đã lan sang bình diện quốc tế. Mới đây, báo chí đưa tin Tổng thống D. Trump đã đưa cho Thủ tướng Đức A. Merkel một hóa đơn 375 tỷ USD, cho rằng đây là số tiền Đức đã nợ NATO trong 12 năm qua, buộc Hoa Kỳ phải gánh nhiều hơn các chi phí của tổ chức này.

Thực tế, đây là thỏa thuận mới có từ năm 2014, theo đó quốc gia thành viên NATO cam kết đóng 2% GDP của từng nước cho hoạt động quốc phòng chung của khối liên minh. Song trong tờ hóa đơn này, ông Trump lại “truy thu” đến tận năm 2002. Tờ Sunday Times cho biết bà Merkel đã “phớt lờ động thái khiêu khích này”, nhưng lại yêu cầu ông Trump tính toán lại số tiền mà Đức đã chi ra cho phát triển quốc tế.

Không những nhầm lẫn về tiền bạc, mà ngoại giao Trump cũng bày tỏ sai trái chết người. Mới đây, tờ Finacial Times đưa tin D. Trump không phân biệt giữa người đứng đầu Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.

Tờ báo này dẫn lời của chính ông Juncker: “Qua đó có thể thấy ông ấy (Trump) không hiểu bất cứ điều gì trong các vấn đề châu Âu. Ông ấy nói chuyện điện thoại với ông Tusk mà cứ nghĩ đó là tôi. Thật lạ, lần đầu tiên trong lịch sử có ấn tượng rằng Tổng thống Hoa Kỳ không quan tâm đến các vấn đề của các đồng minh ở châu Âu”.

Chuyện càng khó hiểu hơn nữa, mới đây trong buổi tiếp Thủ tướng Ireland Enda Kenny tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã đọc câu tục ngữ Ireland mà ông cho rằng cảm thấy rất thích thú, nội dung như sau: “Hãy luôn luôn quên đi những người bạn phản trắc. Nhưng hãy luôn nhớ đến những người bạn trung thành”. Ngay sau khi 2 câu thơ trên được đăng tải trên báo chí, cộng đồng mạng Ireland cho biết họ chưa từng nghe thấy câu tục ngữ này. Một số người hiếu kỳ, bỏ công tìm kiếm mới phát hiện ra câu thơ này là của một nhà thơ nghiệp dư ở Nigeria, tên Adam Alhasan, và bài này được công bố trên trang mạng Poemhunter chứ không phải tục ngữ nào của Ireland.

Từ khi D. Trump lên cầm quyền với khẩu hiệu đề ra từ lúc tranh cử “Hoa Kỳ trên hết”; “Làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại”, hiệu quả sau 2 tháng có thể chưa thấy rõ, nhưng đã làm chính trường trong nước và quốc tế bấn loạn và rối ren hơn. Với thất bại bất ngờ của tổng thống khi rút lại dự luật nhằm xóa bỏ và thay thế Obamacare, Chánh thư ký Nhà Trắng Priebus nói “đúng là một nỗi hổ thẹn khi các nghị sĩ của đảng Cộng hòa không ủng hộ dự luật này.

Tổng thống rất thất vọng với số người mà ông ấy vẫn tin tưởng là trung thành với mình, nhưng thực tế thì không phải”.

Tại lục địa già, Reuters đưa tin: Khi tham dự lễ khai mạc Hội chợ công nghệ CeBIT tại Hanover, Đức mới đây, Thủ tướng Đức A. Merkel và Thủ tướng Nhật S. Abe đã cùng lúc lên tiếng ủng hộ tự do thương mại - một động thái ngầm chỉ trích chính sách bảo hộ mậu dịch của Tổng thống Trump. Bà Merkel phát biểu: “Chúng tôi chắc chắn không muốn có bất kỳ rào cản nào. Trong thời đại của internet kết nối vạn vật (IoT), chúng tôi muốn kết nối xã hội của mình với xã hội của các quốc gia khác và để các xã hội giao thương bình đẳng với nhau. Đó là tất cả những gì thuộc về thương mại tự do”.

Các tin khác