Gaddafi vung tiền xây dựng quyền thế - Kỳ 2: Chơi với VIP

Theo tờ Newsweek (Hoa Kỳ), trước khi nhân dân Libya quyết định đứng lên lật đổ chế độ của Muammar Gaddafi, ông này đã dùng tiền và những bước đi ngoại giao khôn khéo, đúng lúc để cải thiện hình ảnh trước phương Tây.

Theo tờ Newsweek (Hoa Kỳ), trước khi nhân dân Libya quyết định đứng lên lật đổ chế độ của Muammar Gaddafi, ông này đã dùng tiền và những bước đi ngoại giao khôn khéo, đúng lúc để cải thiện hình ảnh trước phương Tây.

Hấp lực Travellers Club

Và chính những nhân vật như cựu Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, hay Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi là những người đã tích cực giúp Gaddafi thay đổi diện mạo. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 12-2003, khi Giám đốc Cơ quan Tình báo Libya lúc đó, Musa Kusa gặp gỡ các đồng nhiệm người Anh và Hoa Kỳ trong một căn phòng ấm cúng của Travellers Club ở London. Từ thế kỷ 19, Travellers Club đã nổi lên như một câu lạc bộ của những nhân vật có máu mặt trên vũ đài quốc tế và luôn có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với giới chính khách phương Tây.

Kusa - nay là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Libya - là một bậc thầy về chính trị và ngoại giao, lấy bằng thạc sĩ của Đại học Michigan, Hoa Kỳ, có 2 con sinh tại Hoa Kỳ và mang quốc tịch Hoa Kỳ. Sự khôn khéo và am hiểu phương Tây của Kusa đã giúp Gaddafi ngồi vững trên chiếc ghế quyền lực, đặc biệt là cầu nối giúp Gaddafi trở nên thân thiện với những nhân vật quyền lực của thế giới phương Tây như Tony Blair, Nicolas Sarkozy, Silvio Berlusconi, Gordon Brown, và thậm chí George W. Bush.

Làm sao các chính khách nổi tiếng trên lại bắt tay với một người trong quá khứ và về sau là thù địch của quốc tế? Sự hòa giải giữa phương Tây với Gaddafi từng được cựu Giám đốc CIA George Tenet nắm rõ. Theo Tenet, CIA nghi ngờ Kusa là kẻ chỉ đạo vụ khủng bố Lockerbie năm 1988, giết chết 270 người.

Nhưng vào năm 2003, các quan chức tình báo phương Tây lại cảm thấy những đề nghị của Kusa thật dễ chịu như ngồi trong những chiếc ghế bành bằng da ở Travellers và họ đã giúp giới lãnh đạo phương Tây cũng cảm thấy như vậy. “Đó là một thỏa thuận không ai trong những người đó có thể cưỡng lại.

Những mỏ dầu của Libya mở rộng cửa cho phương Tây; các ngân hàng, doanh nghiệp Hoa Kỳ, châu Âu có thể thâm nhập Libya để cùng chia sẻ dòng chảy lợi nhuận từ đất nước giàu vàng đen này” -  Tenet nói.

Sức mạnh của USD và dầu mỏ

Chiến dịch đánh bóng Gaddafi trong mắt những nhân vật VIP thế giới của Kusa phụ thuộc nhiều vào USD và dầu mỏ mà phương Tây có thể hưởng được từ Libya, nhưng ông này dùng chúng ở những mức độ khác nhau: Đối với Bush, Gaddafi được Kusa nhắc đến như nhân vật có thể thu thập thông tin tình báo về Al Qaeda.

Đối với Berlusconi, Gaddafi là người có thể ngăn chặn làn sóng nhập cư lậu ngang Địa Trung Hải vào Italia. Libya còn chơi rất “đẹp” khi chi 10 triệu USD cho mỗi gia đình có nạn nhân bị chết trong vụ Lockerbie, giao nộp những kẻ bị cáo buộc đánh bom để xét xử tại Hà Lan. Và khi tất cả những chiêu bài trên chưa phát huy tác dụng, Kusa tung lá bài tối thượng: thỏa thuận hạt nhân.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới “vô tình” bị Gaddafi lợi dụng?

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới “vô tình” bị Gaddafi lợi dụng?

Chiến lược này tỏ ra hiệu nghiệm với tất cả các bên. Và thỏa thuận cũng không làm tổn hại những người tham gia đàm phán. Thí dụ Mark Allen, nhân viên quèn của Cơ quan Phản gián Anh MI6 từng làm việc với Kusa ở Travellers, sau đó trở thành cố vấn cao cấp của BP. Hoặc như Stephen Kappes, một đầu mối chủ chốt của Kusa với CIA, sau này đã thăng tới chức Phó Giám đốc CIA trước khi từ chức hồi năm ngoái.

Dầu mỏ có hấp lực vô cùng lớn. Công ty Hoa Kỳ Occidental có thể được chia cho miếng bánh lớn hơn nhiều so với bất kỳ công ty nào ở Libya, nhưng những kẻ thắng lớn là BP và Công ty Dầu quốc doanh ENI của Italia. Nước này mua khoảng 80% xăng dầu của Libya và Berlusconi đón tiếp Gaddafi nồng hậu bằng nghi lễ quốc gia khi ông này đến thăm Rome.

Tại thủ đô Roma, Gaddafi đã có cơ hội thuyết giảng về Hồi giáo cho hàng trăm phụ nữ trẻ được trả tiền để dự lễ đón tiếp ông. Khi giá dầu vụt tăng, Gaddafi và gia đình bỗng nhiên có quá nhiều tiền. Năm 2006, họ thành lập Quỹ Đầu tư quốc gia Libyan Investment Authority (LIA) và bắt đầu mua mọi thứ họ thích từ Pearson - công ty sở hữu tờ Financial Times và tờ The Economist - đến những ngân hàng lớn và cả đội bóng Juventus ở Italia.

Nhưng đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, ngôi nhà từ những con bài do Kusa cẩn trọng dựng lên bắt đầu rời ra. Gaddafi và các con trai ông ngày càng khó kiểm soát. Biểu hiện rõ nét là vào năm 2007, con trai Gaddafi, Saif al-Islam công khai với tờ Newsweek rằng chính quyền của cha mình đã dùng “thư hăm dọa” để có được thứ mình muốn từ Chính phủ của Tổng thống Pháp mới đắc cử Nicolas Sarkozy.

Thời gian này đang diễn ra vụ 5 y tá Bulgaria và 1 bác sĩ người Palestine bị Libya tuyên án tử hình với cáo buộc họ có ý định tiêm HIV cho hơn 400 người Libya. Theo lời Saif, Sarkozy đã cố vượt trội hơn những nhà lãnh đạo châu Âu khác trong nỗ lực đòi phóng thích các y tá, bác sĩ.

Và để Tổng thống Pháp có được “thái độ cương quyết” này, tiền mặt, các cơ sở y tế, 1 lò phản ứng hạt nhân, khai thác uranium và thiết bị quân sự là một số trong gói được Gaddafi mang ra trao đổi. Nhưng phải đến năm 2009, chính quyền Libya đã dùng hợp đồng 900 triệu USD với BP để ép Chính phủ Anh của Thủ tướng Brown phóng thích người của họ.

Đó là nhân vật tên Abdelbaset al-Megrahi, một sĩ quan tình báo Libya duy nhất bị xử tù (chung thân) trong vụ Lockerbie, nhưng đã được tha vì bị ung thư tuyến tiền liệt. Gaddafi đã dành nghi lễ đón tiếp anh hùng để đón chào sự trở về của al-Megrahi.

Chính những bước đi sai lầm đó dần khiến phương Tây quay lưng lại với Gaddafi. Và cuối cùng khi người dân tại đất nước Bắc Phi nghèo đói này nổi dậy, những người từng được Gaddafi xem như bạn bè nay tham gia vào liên quân chống lại ông ta.

---------

> Kỳ 1: Đánh bóng tên tuổi

Các tin khác