Châu Âu tan giấc mộng vàng (kỳ 2): Lỗ hổng cấu trúc

Hội nhập chính trị và tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ đạt được mức tối thiểu nên EUR đã không thể tạo ra “một Hoa Kỳ của châu Âu”.

Hội nhập chính trị và tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ đạt được mức tối thiểu nên EUR đã không thể tạo ra “một Hoa Kỳ của châu Âu”.

Đây có thể coi là bài học đắt giá cho châu Âu và các khu vực đang có ý định phát triển một đồng tiền chung - dù cơ cấu đồng tiền chung từng khiến EUR chứng tỏ sức mạnh kinh tế lớn nhất thế giới.

4 điều cần

Khi đồng tiền chung châu Âu được tạo ra theo mục tiêu của Hiệp ước Maastricht năm 1992, nó đã nhận được nhiều kỳ vọng. Về lý thuyết, thành viên của một liên minh tiền tệ giữa các nước có thể là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng suất với lạm phát thấp, nếu các liên minh tiền tệ đó được cấu trúc tốt. Nhưng nó có thể là cơn ác mộng kinh tế nếu ngược lại. Điều này thể hiện rõ qua việc những nguyên tắc liên minh tiền tệ ngày càng xa rời đối với các thành viên nghèo của Eurozone.

Theo giới chuyên gia, những nguyên tắc để có một đồng tiền chung vững mạnh bao gồm 4 điểm. Đầu tiên và quan trọng nhất, các nước thành viên phải có cấu trúc kinh tế và năng suất lao động tương đương, để đồng tiền chung không rơi vào tình trạng bị định giá quá cao hoặc quá thấp trong một thời gian dài đối với bất kỳ thành viên nào. Lao động trong liên minh phải có tính linh hoạt cao giữa các khu vực kinh tế, để tình trạng thất nghiệp không duy trì quá cao tại các khu vực kém cạnh tranh nhất.

Thứ 2, nếu cả 2 nguyên tắc trên đều không thỏa mãn, liên minh tiền tệ phải được đứng đầu bởi một thực thể chính trị mạnh, có thể là một hệ thống liên chính phủ, có khả năng dễ dàng phân phối nguồn lực tài chính từ các nền kinh tế thặng dư của liên minh sang các nền kinh tế thâm hụt. Điều này nhằm tránh những căng thẳng chính trị và sự không chắc chắn khi mức sống tăng ở các khu vực kinh tế thặng dư, trong khi lại giảm ở các nền kinh tế thâm hụt.

Điền kiện thứ 3 phải có những chuyển động vốn tài chính và ngân hàng trong liên minh, để đảm bảo rằng lãi suất trong liên minh tiền tệ liên thông chặt chẽ và các dự án sản xuất có thể tiếp cận tài chính ở bất cứ nơi đâu. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ các quỹ thị trường liên bang thanh khoản cao cho phép các ngân hàng thâm hụt tạm thời có thể mượn vốn ngắn hạn từ các ngân hàng thặng dư. Ở Canada, các ngân hàng quốc doanh lớn có chi nhánh ở tất cả tỉnh, thành và có thể dễ dàng chuyển vốn từ các chi nhánh thặng dư sang các chi nhánh thâm hụt mà không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng hay cho vay của các ngân hàng.

Thứ 4, liên minh phải có một ngân hàng trung ương có khả năng chi phối không chỉ mức lạm phát mà cả tăng trưởng của kinh tế thực và tỷ lệ thất nghiệp trong các quyết sách tiền tệ. Một ngân hàng trung ương như vậy hoạt động như một nhà cho vay cuối cùng không chỉ đối với các ngân hàng, mà với cả các chính phủ trong liên minh.

Hỏng hết 3

Thế nhưng Eurozone đã không đáp ứng được hầu hết điều kiện cơ bản quan trọng nhất. Thứ nhất, năng suất lao động ở các nước thành viên có sự cách biệt khá lớn. Chẳng hạn, trong năm 2009, nếu năng suất của Đức là 100, thì ở Hy Lạp chỉ đạt 64,4, thấp hơn gần 1/3. Tại Bồ Đào Nha và Estonia, sự cách biệt còn lớn hơn với năng suất lần lượt chỉ đạt 58 và 47.

Điều đó có nghĩa EUR có thể bị định giá thấp ở Đức nhưng lại quá cao ở nhiều nước thành viên Eurozone khác. Vì vậy, Đức sẽ được hưởng lợi trên thị trường xuất khẩu, trong khi các thành viên khác lại bị giảm sức cạnh tranh đáng kể.

Con tàu EUR có thể sớm rơi vào vùng nước xoáy vì những lỗ hổng cấu trúc đã tạo ra cuộc khủng hoảng không thể kiểm soát.

Con tàu EUR có thể sớm rơi vào vùng nước xoáy vì những lỗ hổng cấu trúc
đã tạo ra cuộc khủng hoảng không thể kiểm soát.

Thứ 2 - có lẽ còn quan trọng hơn - Eurozone không được chống đỡ bằng một liên minh tài chính và chính trị mạnh mẽ hoặc ổn định. Điều này khiến việc chuyển vốn giữa các nước thành viên phải được thực hiện thông qua những cuộc họp đặc biệt, tạo nên sự mất ổn định. Trong thực tế, không có những cơ chế thanh toán cân bằng dài hạn giữa các nền kinh tế mạnh và yếu trong khu vực đồng euro. Vì vậy, có thể nói không có sự liên kết kinh tế dài hạn ở khu vực này.

Thứ 3, những người xây dựng Eurozone thiết kế Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) với một vai trò tiền tệ khá hẹp. Theo đó, nhiệm vụ chủ yếu của định chế này chỉ nhằm duy trì sự ổn định giá cả, trong khi phớt lờ trách nhiệm trực tiếp trong việc ổn định kinh tế vĩ mô của khu vực. Vì lý do này, từ lâu giới chuyên môn đã cho rằng thật ra khu vực đồng tiền chung châu Âu không có ngân hàng trung ương.

Chơi không đúng luật

Dù vậy, một số chuyên gia tin rằng giấc mơ một châu Âu thống nhất vẫn có thể đạt được nếu các quốc gia “chơi đúng luật”. Tuy nhiên, ở đây, các chính trị gia đã không tuân thủ cuộc chơi trong một nền kinh tế chung. Ngay cả Đức, nước đầu tàu trong nỗ lực thành lập Liên minh châu Âu (EU) và Eurozone, cũng có những biểu hiện “lách luật”.

Chẳng hạn, tháng 10-2009, Ủy ban châu Âu (EC) đã phải tiến hành can thiệp sau khi phát hiện Berlin đang hỗ trợ cho Opel để duy trì hoạt động của hãng xe này tại Đức nhằm giữ công ăn việc làm cho người Đức, trong khi không đưa ra quyết định tương tự tại nhà máy của Opel tại Tây Ban Nha, Bỉ, Hungary và Anh.

Ngoài ra, theo lãnh đạo của EU, Hy Lạp đã gian dối về các con số thâm hụt ngân sách năm 2008. Nỗ lực buộc lãnh đạo nước này minh bạch thông tin đã không mang lại hiệu quả. Mọi chuyện chỉ vỡ lở vào đầu năm 2009, khi Hy Lạp thừa nhận thâm hụt ngân sách có thể lớn hơn 12% GDP - cao hơn nhiều so ước tính trước đây và hơn 4 lần yêu cầu khi gia nhập EU.

Châu Âu tan giấc mộng vàng - Kỳ 1: “Lỗ đen” Hy Lạp

Các tin khác