Bế tắc cuộc chiến chống khủng bố (K2): Bất chiến tự nhiên thành

(ĐTTCO)  - Như đã biết, cuộc chiến chống khủng bố chẳng những không chấm dứt được khủng bố mà còn khiến tình hình ngày càng tệ hại hơn. Phải chăng đã đến lúc nên tuyên bố kết thúc chiến tranh và bàn tới các giải pháp khác?

(ĐTTCO)  - Như đã biết, cuộc chiến chống khủng bố chẳng những không chấm dứt được khủng bố mà còn khiến tình hình ngày càng tệ hại hơn. Phải chăng đã đến lúc nên tuyên bố kết thúc chiến tranh và bàn tới các giải pháp khác?

Không gián tiếp tiếp tay khủng bố

Để chấm dứt khủng bố, trước tiên cần chấm dứt hỗ trợ khủng bố. Đặc biệt, Hoa Kỳ và đồng minh bị chỉ trích đã cấp vũ trang cho những nhóm bạo động cực đoan ở Trung Đông, như một phần của chiến lược nhằm lật đổ những lãnh đạo họ không hài lòng, như ở Syria hiện nay. Họ trực tiếp cấp vũ khí và hỗ trợ cho những kẻ giết người và triển khai luật Sharia bằng họng súng, như các tổ chức Ahrar al-Sham, Al Nusra, Nour al-Din al-Zenki, Liên minh Mặt trận Levant... Trong khi hỗ trợ những nhóm bạo lực, họ lại đánh đuổi những người Ả-rập ôn hòa, những người giúp ổn định khu vực và phủ nhận thánh chiến. Điều này có thể thấy rõ qua tình hình các nước Iraq, Syria, Libya trước và sau khi chế độ cũ bị lật đổ.

Hoa Kỳ cũng bị cáo buộc hỗ trợ các chính phủ thân khủng bố, nổi bật là Saudi Arabia, nước được cho là nhà tài trợ lớn nhất thế giới cho Hồi giáo cực đoan. Chính phủ Saudi đã ủng hộ IS và nhiều tổ chức khủng bố chết chóc khác. Và những thông điệp trên Twitter ủng hộ IS xuất phát nhiều nhất từ Saudi Arabia. Theo Ủy viên đặc trách kiêm đồng Chủ tịch Ban Điều tra vụ 11-9 của Quốc hội Hoa Kỳ,  chính phủ Saudi hỗ trợ những tên không tặc 11-9.  Các tài liệu giải mật gần đây cũng củng cố điều này. Và vị vua mới của Saudi có quan hệ với Al Qaeda, Bin Laden và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

Saudi Arabia là “chủ nhà” của những tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan nhất thế giới, Salafis (cả ISS và Al Qaeda gọi là Salafis). Và người Saudi, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, chống lưng cho các trường học Hồi giáo cực đoan “madrassas”, nơi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan được truyền bá. Hoa Kỳ cũng đã và đang hỗ trợ quân đội Saudi, với tình báo của NSA trong suốt 70 năm qua. Họ cũng bán cho Saudi một lượng lớn vũ khí, và không đưa Saudi vào quốc gia bị hạn chế nhập cảnh.

Ngoài ra, các chuyên gia chống khủng bố hàng đầu Hoa Kỳ cho rằng việc Nhà Trắng ủng hộ những nước độc tài ở Trung Đông, như Saudi Arabia, là một trong những động cơ lớn nhất cho khủng bố Ả-rập. Các chính phủ độc tài được Hoa Kỳ hỗ trợ ở Qatar và Bahrain cũng tài trợ rất lớn cho IS. Vì vậy, giới phân tích cho rằng nếu ngừng hỗ trợ các nhà nước ở Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Bahrain, Hoa Kỳ sẽ giảm được 2 lần số khủng bố.

Những chiếc xe Toyota Hilux, phương tiện di chuyển chủ yếu của IS, có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Những chiếc xe Toyota Hilux,
phương tiện di chuyển chủ yếu của IS, có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Ưu tiên đàm phán, bỏ mục tiêu chính trị

Hoa Kỳ từng bác bỏ đề nghị đầu hàng của Afghanistan, Iraq và Syria..., thay vào đó đã tiến hành chiến tranh. Có lẽ họ cho rằng chiến thắng những nước đó quá dễ dàng. Nhưng các chuyên gia an ninh đều đồng ý rằng tiến hành chiến tranh ở Trung Đông chỉ làm suy yếu an ninh quốc gia và gia tăng khủng bố. James K. Feldman, cựu giáo sư tại Viện Kỹ thuật không quân Hoa Kỳ, và nhiều chuyên gia khác thừa nhận hành động xâm chiếm nước ngoài là lý do chính yếu dẫn tới khủng bố. Vì vậy, thay vì gây chiến tranh, tốt hơn nên ngồi vào bàn đàm phán bất cứ khi nào có thể.

Trong khi triển khai quân sự ở Syria, các nhà chính trị Hoa Kỳ dường như tập trung vào việc kiềm chế ảnh hưởng địa chính trị của Nga và Iran hơn là thực sự ngăn chặn IS và khủng bố. Hoa Kỳ cũng bị cáo buộc can thiệp vào chiến tranh tôn giáo, khi chọn ủng hộ phái Hồi giáo Sunni, vốn ưa bạo lực, và chống lại Hồi giáo Shia, mà Iran là đại diện tiêu biểu. Nếu muốn ngăn chặn khủng bố, lẽ ra Hoa Kỳ phải đặt mục tiêu chống khủng bố là ưu tiên.

 Không vơ vét dầu mỏ và giết người vô tội

Hoa Kỳ đã tiến hành thay đổi chế độ chống lại những lãnh tụ Ả-rập họ không thích trong 6 thập niên qua. Họ đã lật đổ lãnh đạo ở Syria năm 1949, Iran năm 1953, 2 lần ở Iraq, 2 lần ở Afghanistan, rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ, Libya và những nước giàu dầu mỏ khác. Những chính trị gia hàng đầu thừa nhận cuộc chiến ở Iraq chỉ thuần túy là vì dầu mỏ, chứ không phải để chống khủng bố, các tài liệu của Anh cũng cho thấy điều này.

Phần lớn các cuộc chiến chống khủng bố thực ra chỉ là để tranh giành dầu khí. Hoặc để buộc thế giới phải dùng USD trong thanh toán quốc tế và cổ súy ngân hàng trung ương tư nhân, như tiết lộ trong email gửi tới cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Điều đáng kinh ngạc là Al Qaeda thậm chí không có ở Iraq cho đến khi Hoa Kỳ tấn công nước này. Và cuộc chiến của phương Tây vào Iraq đã trực tiếp tạo ra IS. Nếu muốn ngăn chặn khủng bố, cần chấm dứt tham vọng lật đổ các chế độ ở Ả-rập để lấy dầu mỏ của họ.

Các chuyên gia chiến tranh hàng đầu của Hoa Kỳ tin rằng những vụ tấn công bằng máy bay không người lái (drone) của nước này đã làm gia tăng chủ nghĩa khủng bố. Và từ khi Trump lên nắm chính quyền, ông cho phép các vụ tấn công diễn ra với tầng suất cao gấp 432% so với thời Obama. Cụ thể, tầng suất tấn công drone dưới thời ông Obama là 5,4 ngày/vụ; nhưng dưới thời Trump là 1 ngày/vụ. Như đã nói, tấn công bằng drone dễ dẫn đến chết oan dân thường, làm gia tăng lòng hận thù - nguồn lực của khủng bố. Vì vậy, muốn không tạo ra những tay khủng bố mới, cần phải chấm dứt các vụ không kích bằng drone.

Chấm dứt tra tấn và theo dõi hàng loạt

Các chuyên gia khủng bố và thẩm vấn đều nhất trí rằng việc tra tấn sẽ tạo ra thêm khủng bố. Trong thực tế, các lãnh đạo IS được thúc đẩy bởi hoạt động tra tấn của Hoa Kỳ. Chẳng hạn, tên khủng bố gây ra vụ Charlie Hebdo ở Pháp, Cherif Kouchi nói trong một phiên tòa năm 2005 rằng hắn không phải là kẻ cực đoan cho đến khi biết về hoạt động tra tấn của Hoa Kỳ trong nhà tù Abu Ghraib ở Iraq. Vì vậy, để ngăn chặn khủng bố mới sinh ra, cần chấm dứt vĩnh viễn các hoạt động tra tấn.

Các chuyên gia an ninh hàng đầu cũng đồng ý rằng việc theo dõi hàng loạt khiến chúng ta trở nên dễ bị tổn thương hơn trước khủng bố. Vì khi làm yếu đi hệ thống bảo vệ của máy tính, các cơ quan chức năng sẽ làm nó dễ tổn thương hơn trước tin tặc, kể cả tin tặc khủng bố. Việc họ mở những “cổng sau” trên các thiết bị điện tử cũng có hậu quả tương tự. Việc tập trung một lượng lớn thông tin tình báo về tất cả mọi người có thể dễ dàng bị khủng bố lợi dụng để tấn công  nếu chẳng may thông tin đó bị lọt vào tay các tin tặc của khủng bố.

CIA, NSA đều thừa nhận đã thu thập rất nhiều thông tin để ngăn chặn tấn công khủng bố, nhưng những vụ khủng bố ở Boston, Paris, San Bernadino, Orlando… nghi can đều là những người có tên trong danh sách theo dõi khủng bố, đã được chính quyền biết tới, từng bị FBI thẩm vấn... Ngoài ra, khi theo dõi hàng loạt, lượng thông tin đổ về mỗi ngày quá lớn khiến các cơ quan chức năng không đủ sức xử lý hòng ngăn chặn một cuộc khủng bố diễn ra.

Các tin khác