Mua cao và mất hàng

Nhận định này càng được củng cố khi phiên đầu tuần qua, chỉ số này giảm hơn 8 điểm xuống chỉ còn 485 điểm vì theo một số phân tích, nếu ngưỡng 490 điểm bị xuyên thủng, khả năng lui về 460 điểm lại khá cao. Nhưng 2 phiên gần nhất, VN Index lại tăng tổng cộng gần 6 điểm và kết thúc tháng 8 ở mức 492 điểm.

Sau khi tuột khỏi mốc 500 điểm cách đây 1 tuần, những tưởng VN Index sẽ tiếp tục “cắm đầu” xuống các mức hỗ trợ như 480-460.

Nhận định này càng được củng cố khi phiên đầu tuần qua, chỉ số này giảm hơn 8 điểm xuống chỉ còn 485 điểm vì theo một số phân tích, nếu ngưỡng 490 điểm bị xuyên thủng, khả năng lui về 460 điểm lại khá cao. Nhưng 2 phiên gần nhất, VN Index lại tăng tổng cộng gần 6 điểm và kết thúc tháng 8 ở mức 492 điểm.

Thị trường đang ở trong một giai đoạn khó đoán hơn bao giờ hết, các hoạt động “bắt”, “cắt” liên tục diễn ra, thậm chí loạn chiêu. Điều cần nhấn mạnh ở đây là nếu quan sát thị trường trong các phiên giao dịch có thể thấy những đặc điểm xuyên suốt: bên bán hành động như thể xả hàng trong khi bên mua lại cho thấy sự “chộn rộn” theo kiểu CP hoặc thị trường sắp tăng đến nơi.

Và hệ quả là những người đang nắm giữ CP rất dễ dẫn đến việc “mất hàng”, có nghĩa sau khi thấy lực bán tăng mạnh, cũng đem CP bán ra nhưng lực bán lại giảm đột ngột, bên mua lại thắng thế. Ngược lại, bên mua nếu chần chừ không mua, các mức giá nhảy cao dần, đến khi đặt lệnh mua xong, khối lượng mua giá cao có thể giảm, hoặc bên bán xả hàng.

Nói như một nhân viên môi giới có nhiều kinh nghiệm, thị trường hiện nay chỉ tốt nhất lấy… vô chiêu thắng hữu chiêu. CP nào giảm giá đáng kể, có chất lượng tốt, có KQKD 6 tháng ổn định mua dần dần.

Nhiều khả năng khi thị trường không có những thông tin bản lề diễn biến trong đầu tháng 8 vẫn sẽ như nửa cuối tháng 7, tức thị trường có tăng, có giảm trong phạm vi hẹp, thử thách bản lĩnh của NĐT trong việc giao dịch tới mức cực đỉnh hơn là một không khí phấn khởi.

Các tin khác