Khai thông dòng vốn nền kinh tế

Năm 2012 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM tiếp tục không quá 15-17%, tiền trong lưu thông cũng tăng thêm không quá 16%. Nếu ví nền kinh tế tăng trưởng như cơ thể một người mới lớn thì làm thế nào cơ thể không thiếu máu, nền kinh tế không bị thiếu tính thanh khoản, là thách thức lớn đặt ra hiện nay. Để giải quyết bài toán này, cần kích hoạt dòng chảy vốn của thị trường.

Năm 2012 chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM tiếp tục không quá 15-17%, tiền trong lưu thông cũng tăng thêm không quá 16%. Nếu ví nền kinh tế tăng trưởng như cơ thể một người mới lớn thì làm thế nào cơ thể không thiếu máu, nền kinh tế không bị thiếu tính thanh khoản, là thách thức lớn đặt ra hiện nay. Để giải quyết bài toán này, cần kích hoạt dòng chảy vốn của thị trường.

Tắc nghẽn vốn từ đâu?

Để trả lời cho câu hỏi tiền đang chảy vào đâu cần hiểu được nguyên tắc vòng quay vốn trong nền kinh tế. Theo nguyên lý tổng lượng tiền mặt, hay còn gọi là cung tiền cơ sở của NHNN ra nền kinh tế (được gọi là Mo) thì:

 M1 = Mo + tiền mặt của các NHTM gửi tại NHNN

 M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

 M3 = M2 + tiền gửi không kỳ hạn khác tại các TCTD.

M2, M3 phải lớn hơn Mo và cũng là dòng vốn (không kỳ hạn và có kỳ hạn) của các thành phần trong nền kinh tế (gồm người dân và doanh nghiệp). Dòng vốn này đổ vào đâu, quay vòng vốn nhanh hay chậm… phụ thuộc vào diễn biến của các thị trường cùng chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Năm qua, chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt khiến tổng cầu của nền kinh tế sụt giảm, vòng quay vốn trong nền kinh tế bị chậm lại, lượng hàng tồn kho tăng cao, làm tăng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Trong khi đó, do khả năng tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn và lãi suất vay vốn của các NHTM quá cao, doanh nghiệp buộc phải rút vốn tiền gửi ở ngân hàng để sử dụng và tình trạng doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau trở nên phổ biến.

Điều này dẫn đến vòng quay vốn của doanh nghiệp giảm mạnh, lượng tiền vào-ra hệ thống NHTM giảm, dư nợ cho vay tăng thấp và tiền luân chuyển qua kênh ngân hàng giảm, hệ số nhân tiền tệ cũng giảm đáng kể.

Khó khăn cũng buộc NHNN hạn chế dòng vốn đổ vào lĩnh vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản). Nhiều NHTM trước đó cho vay quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản đã buộc phải kéo giảm dư nợ ở lĩnh vực này xuống. Điều này làm cho dòng vốn M2 của NHTM ra nền kinh tế cũng tắc nghẽn, “đóng băng” ở những dự án bất động sản của doanh nghiệp.

Mặt khác, một diễn biến quan trọng trong nền kinh tế là các tài sản khác như vàng, ngoại tệ không được huy động vào nền kinh tế một cách hiệu quả đã làm dòng tiền rút ra khỏi nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đổ vào vàng, ngoại tệ để cất trữ, từ đó cung tiền M2, M3 giảm đáng kể.

Như vậy, dù cung tiền cơ sở không đổi, nhưng cung tiền trong nền kinh tế bao gồm M2, M3 giảm so với các năm trước do vòng quay vốn từ các doanh nghiệp giảm, bên cạnh một phần tiền bị rút ra khỏi hệ thống ngân hàng để chuyển sang các tài sản khác như vàng, ngoại tệ để cất trữ không được tính vào cung tiền mở rộng.

Có thể hình dung điều này từ nền kinh tế Hoa Kỳ. Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) liên tục tăng cung tiền cơ sở nhưng cung tiền M2, M3, thậm chí tín dụng trong nền kinh tế lại sụt giảm.

Do vậy, nỗ lực của FED là bơm tiền vào nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu trên thị trường tài chính, nhưng hệ thống NHTM lại không thể đưa vốn ra nền kinh tế do triển vọng kinh tế kém sáng sủa, doanh nghiệp và người dân giảm vay vốn đầu tư sản xuất.

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy 2 vấn đề: tiền ở các dạng được rút ra khỏi lưu thông và vòng luân chuyển vốn giữa TCTD và nền kinh tế giảm thì cung tiền mở rộng giảm, các chủ thể trong nền kinh tế thấy khó khăn hơn.

Ví như dòng nước vào các hồ chứa là không đổi, nhưng nếu nó được luân chuyển giữa các hồ, nước trong mỗi hồ trở nên trong xanh hơn. Điều này muốn nói đến giữa các kênh đầu tư trong nền kinh tế đang có sự ách tắc cục bộ khiến sự luân chuyển vốn bị nghẽn, kinh tế trở nên xấu đi.

Kiểm soát dòng vốn  mới kích hoạt thị trường

Từ minh họa trên cho thấy, NHNN cần điều hành chính sách khơi thông dòng vốn vào các thị trường, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong mỗi thị trường. Bài học quản lý thị trường tiền tệ ở các nước như Hoa Kỳ cho thấy FED giám sát các dòng vốn ra nền kinh tế của hệ thống NHTM, đặc biệt dòng vốn đầu tư vào nền kinh tế, nhất là đầu tư gián tiếp.

Hoạt động đầu tư gián tiếp phải được kiểm soát trong hệ thống ngân hàng. FED đã yêu cầu tách biệt các khoản đầu tư này bằng cách đưa vốn sang công ty quản lý tài sản hoặc quản lý quỹ để thường xuyên đánh giá giá trị các tài sản đầu tư.

Trên cơ sở giám sát được dòng vốn đầu ra, FED quy định những tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ thanh khoản tối thiểu của hệ thống nhằm tránh hệ thống chạy đua để kiếm lợi nhuận. Thông qua việc kiểm soát được dòng vốn ra trong nền kinh tế và hoạt động nắm giữ lượng tiền tối thiểu trong hệ thống NHTM, FED liên tục tăng cung tiền cơ sở để đạt được mục tiêu giảm lãi suất theo kỳ vọng nhưng không gây ảnh hưởng lạm phát trong nền kinh tế.

Nhìn lại việc quản lý+ thị trường tài chính ở Việt Nam, dù năm 2011 NHNN quy định trần tín dụng nhưng mức trần này bị các NHTM lách vẫn diễn ra. Áp trần lãi suất nhằm kéo lãi suất giảm, đẩy mạnh vốn vào nền kinh tế, nhưng lãi suất cho vay cũng không giảm nhiều.

Lập luận bãi bỏ một phần của các Thông tư 13, 19 bằng Thông tư 22 cũng không giải quyết được căn cơ. Điều mà hệ thống ngân hàng chưa làm được là quản lý dòng vốn ra. Năm 2011, dù tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống rất thấp nhưng lạm phát vẫn tăng cao.

Bởi khi tăng trưởng tín dụng giảm nhưng hệ thống ngân hàng lại gia tăng khoản mục ủy thác đầu tư, đưa vốn vào nền kinh tế tăng lên.

Thực trạng này đã được đề cập trong báo cáo của thanh tra NHNN 9 tháng năm 2011: Khoản ủy thác này được xem như tín dụng vào nền kinh tế nhưng lại bị biến tướng và chất lượng khoản đầu tư không đánh giá theo các nhóm nợ hoặc giảm giá của danh mục đầu tư.

Tóm lại, vốn vẫn được đưa vào nền kinh tế nhưng lại không được theo dõi trong mục tăng trưởng tín dụng. Thực trạng này cho thấy hệ thống ngân hàng dù tăng trưởng tín dụng thấp, nhưng hệ thống thường xuyên mất thanh khoản do dòng vốn ra khỏi hệ thống không được kiểm soát.

Để thực hiện tăng nhanh luân chuyển tiền trong nền kinh tế, NHNN cần thực hiện kiểm soát dòng tiền này trước khi thực hiện bơm vốn mạnh để thực hiện chính sách lãi suất mục tiêu.

NHNN đưa ra chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán năm 2012 chỉ tăng 16% so với năm trước. Nhưng chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa khi chưa kiểm soát lượng tiền bơm vào nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa hệ thống NHTM đầu cơ tiền tệ, gây ra những tình trạng ứ đọng vốn trong nền kinh tế, thậm chí tăng trưởng tín dụng sẽ không quá 10% trong năm 2012.

Cung tiền hạn chế trong khi cầu gia tăng người có vốn sẽ đầu cơ, người thiếu vốn sẽ không thể quay vòng hoạt động kinh doanh.

Các tin khác