Chơi chiêu dự báo

Kiểu như hôm nay VN Index “nhoi” lên chút đỉnh sẽ dự báo “có thể cân nhắc quay lại thị trường”, đến khi có dấu hiệu lao dốc lại “chúng tôi khuyến nghị nên cẩn trọng, chờ tín hiệu tạo đáy”. Với nhiều NĐT, đọc những báo cáo kiểu này riết đâm chán, đọc chỉ để có thông tin, còn dự báo thì biết đó, quên đó.

Nếu ai làm siêng đọc lại các dự báo của CTCK trong 1 tháng vừa qua và so khớp với thực tế sẽ không khỏi chóng mặt vì các dự báo cứ thay đổi xoành xoạch.

Kiểu như hôm nay VN Index “nhoi” lên chút đỉnh sẽ dự báo “có thể cân nhắc quay lại thị trường”, đến khi có dấu hiệu lao dốc lại “chúng tôi khuyến nghị nên cẩn trọng, chờ tín hiệu tạo đáy”. Với nhiều NĐT, đọc những báo cáo kiểu này riết đâm chán, đọc chỉ để có thông tin, còn dự báo thì biết đó, quên đó.

Để tránh tình trạng bị “ném đá”, một số CTCK cũng như các quỹ đầu tư đã nghĩ ra “chiêu” mới để “né”, tức là vừa dự báo nhưng đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho mình, đó là sao để NĐT “quên” luôn dự báo của mình.

Chẳng hạn có CTCK nói trong bản tin của mình rằng: “Chúng tôi giữ quan điểm như những bản tin trước đó”. Như vậy chỉ có những ai đọc bản tin trước của CTCK may ra mới nhớ CTCK nói gì, thực tế có đọc chưa chắc đã nhớ. Rồi có CTCK nhiều khi thị trường rơi vào giai đoạn 5 ăn 5 thua cũng cắt luôn phần dự báo tăng giảm.

Còn với lãnh đạo các quỹ đầu tư, các vị này còn có chiêu độc hơn, dự báo theo năm, theo vài năm tới. Rất đơn giản, dự báo càng dài, càng về sau, chẳng mấy ai nhớ đến dự báo của những người này. Nếu có sai thì “ỉm” luôn, còn nếu đúng lôi ra để chứng minh mình “tài”.

Hơn nữa, dự báo dài hạn cũng có thể là một cách chuyển tải thông điệp chúng tôi sẽ đầu tư lâu dài, nhằm “lấy số” hoặc đánh bóng hình ảnh của mình.

Các tin khác