600 điểm quan trọng và không quan trọng

Trở lại với phiên giao dịch đầu tiên của tháng 3 ngày 3-3, VN Index đã rơi một mạch 13 điểm xuống còn 573 điểm, tâm lý lo ngại bắt đầu xuất hiện. Sang ngày hôm sau, mặc dù VN Index giảm tiếp, nhưng một số NĐT dày dạn kinh nghiệm đã đánh giá ngắn gọn: TTCK khỏe mạnh. Cơ sở bắt nguồn từ việc thanh khoản của thị trường vẫn duy trì và lực cầu đối với CP giá thấp (giảm khoảng 10-15%) tăng mạnh. Và thực tế đúng như vậy, VN Index từ 5-3 cho đến cuối tuần qua đã có 8 phiên tăng liên tiếp.

Cuối tuần qua, VN Index đã chạm mốc 600 điểm. Đỉnh hay nói theo ngôn ngữ phân tích kỹ thuật là ngưỡng kháng cự vô cùng quan trọng. Hơi tiếc nuối một chút khi chỉ số này cuối phiên đã không thể trụ trên đỉnh cao mà chỉ còn tăng 1,61 điểm, đạt 596,83 điểm. Tất nhiên bây giờ nhiều NĐT sẽ trông chờ VN Index sớm vượt đỉnh 600, nhưng cũng có những NĐT cho rằng các chỉ số (index) không quá quan trọng nữa.

Trở lại với phiên giao dịch đầu tiên của tháng 3 ngày 3-3, VN Index đã rơi một mạch 13 điểm xuống còn 573 điểm, tâm lý lo ngại bắt đầu xuất hiện. Sang ngày hôm sau, mặc dù VN Index giảm tiếp, nhưng một số NĐT dày dạn kinh nghiệm đã đánh giá ngắn gọn: TTCK khỏe mạnh. Cơ sở bắt nguồn từ việc thanh khoản của thị trường vẫn duy trì và lực cầu đối với CP giá thấp (giảm khoảng 10-15%) tăng mạnh. Và thực tế đúng như vậy, VN Index từ 5-3 cho đến cuối tuần qua đã có 8 phiên tăng liên tiếp.

Điểm đáng chú ý là trong 8 phiên tăng vừa qua, không phải CP nào cũng tăng, có những CP nóng đã tăng trong giai đoạn cuối tháng 2 gần như đứng yên, nhóm blue chip được xem là động lực của đợt tăng này cũng chỉ nổi trội, nhất là VNM và BVH, còn GAS và BID cũng chỉ lình xình. Vậy không phải cứ thị trường tăng là có lời, quan trọng hơn và khó hơn cả là phải vào trúng mã tăng giá. Điểm đáng chú ý thứ 2 là thanh khoản vẫn tiếp tục gia tăng, quanh mốc 3.500-4.000 tỷ đồng/phiên, được cho là rất tích cực. Chừng nào thanh khoản còn cao, tức là còn nhiều NĐT vào ra giao dịch CP, chừng đó cơ hội vẫn còn.

Nhưng nếu chỉ dựa vào 2 yếu tố này hạ thấp VN Index sẽ thành chủ quan. Thực tế, chỉ cần VN Index lao dốc chừng 5-10 điểm khoảng 2 phiên, tâm lý lo ngại xảy ra. Lúc này, một lượng lớn CP margin cũng sẵn sàng chực chờ “xả” ra thị trường. Nên nói cho đúng, VN Index không cần tăng lên 600, nhưng cũng đừng… giảm mạnh, cứ đi ngang cũng được, nhưng có CP tăng, giảm là ổn.

Về tin tức vĩ mô, có thể thấy vẫn đang tác động rất tích cực đến thị trường. Điển hình nhất là khi thông tin Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề án xây dựng thị trường phái sinh, thị trường đã phản ứng rất tích cực. Từ nay đến cuối tháng 3 là cao điểm các doanh nghiệp chốt danh sách dự ĐHCĐ, cộng thêm những thông tin về KQKD quý I-2014 cũng sắp xuất hiện. Nhiều khả năng đây sẽ chính là động lực để tạo nên sự sôi động cho thị trường.

Các tin khác