Gạo Việt Nam được ưa chuộng

Đó không chỉ là nhận xét cảm tính của nhiều người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Singapore. Theo số liệu công bố mới đây của Cục Doanh nghiệp Quốc tế (IE Singapore), gạo Việt Nam chiếm 22,6% tổng số lượng gạo nhập khẩu vào Singapore, đứng thứ 3 trong bảng tổng sắp, chỉ sau gạo Ấn Độ (37,4%) và gạo Thái Lan (32,3%) (Xem biểu đồ dưới).

Đó không chỉ là nhận xét cảm tính của nhiều người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Singapore. Theo số liệu công bố mới đây của Cục Doanh nghiệp Quốc tế (IE Singapore), gạo Việt Nam chiếm 22,6% tổng số lượng gạo nhập khẩu vào Singapore, đứng thứ 3 trong bảng tổng sắp, chỉ sau gạo Ấn Độ (37,4%) và gạo Thái Lan (32,3%) (Xem biểu đồ dưới).

Nhưng tin vui này cũng cần được đón nhận một cách tỉnh táo hơn khi cạnh tranh trong xuất khẩu gạo vào Singapore trong các năm qua đã trở nên gay gắt hơn trước. Chưa kể Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore từ năm 2013, còn phải kể đến các nhà cung cấp năng động khác từ Malaysia, Campuchia, Myanmar và Pakistan, dù chỉ chiếm 5% tổng lượng gạo nhập khẩu nhưng mức độ tăng doanh số cũng khá kinh ngạc. Trong năm ngoái, nhu cầu mua gạo từ Malaysia đã tăng gấp 11 lần, Campuchia 9 lần và Pakistan 3 lần.

Theo các nhà nhập khẩu gạo Singapore, chất lượng gạo xuất khẩu của các nước đối thủ của Thái Lan đã ngày càng được cải thiện nhờ có công nghệ xay xát và lau bóng tốt hơn. Giá cả cũng là yếu tố ảnh hưởng. Thí dụ như ở các siêu thị của hệ thống Fairprice, một túi gạo hương nhài 10kg dán nhãn siêu thị của Việt Nam chỉ có 15,5 đô la Singapore (SGD) còn gạo Thái cùng trọng lượng và nhãn mác siêu thị lên đến 18,5SGD. Đáng lưu ý gạo Thái giờ đây chỉ còn chiếm 70% số lượng bán tại hệ thống siêu thị Fairprice, thấp hơn so với con số áp đảo 95% từ năm 2007 trở về trước.

Trả lời phỏng vấn của nhật báo The Straits Times (TST), ông Lim Ek Kwong, Giám đốc nghiệp vụ của Công ty nhập khẩu gạo See Hoy Chan, tiết lộ nhiều nhà hàng tại Singapore giờ đây đã chuyển sang sử dụng gạo trắng của Việt Nam, Campuchia và Ấn Độ vì giá cả rẻ hơn hẳn gạo Thái mà chất lượng cũng đảm bảo.

Còn theo ông Andrew Tan, Chủ tịch Hiệp hội nhập khẩu gạo tổng hợp Singapore, việc chuyển hướng sang nhập khẩu gạo không phải của Thái Lan đã bắt đầu từ năm 2011. Khi đó, chính phủ Thái Lan bắt đầu mua gạo của nông dân trên mức giá thị trường để dự trữ trong nước. Điều này đã giảm số lượng gạo Thái xuất khẩu và giá cũng đắt hơn.

Một xu hướng khác các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore nên lưu ý là người dân đảo Sư tử ăn gạo nhiều hơn trước vì có nhiều chủng loại để lựa chọn. Theo bật mí của bà Mui-Kok Kah Wei, Giám đốc mua hàng của Fairprice, hiện nay hệ thống siêu thị này đã bổ sung thêm nhiều loại gạo mới như gạo Calrose, gạo lứt không đánh bóng và gạo trộn ngũ cốc (multi-grain). Ngoài ra, các loại gạo của Ấn Độ như Basmati và ponni cũng được người dân Singapore ưa chuộng nhờ chỉ số glycemic thấp, tức là ảnh hưởng đối với mức độ đường trong máu thấp hơn.

  Singapore, ngày 12-5- 2015

Các tin khác