Tăng tốc du lịch miền Trung – Tây Nguyên phát triển

(ĐTTCO) - Sáng 16-2, Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” chính thức khai mạc tại TP Huế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. 
Tăng tốc du lịch miền Trung – Tây Nguyên phát triển
Tham dự hội nghị có hơn 500 đại biểu bao gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban, ngành Trung ương, 19 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế, du lịch, các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương.
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm có 19 tỉnh với diện tích tự nhiên xấp xỉ gần 152.000 km2, dân số hơn 24 triệu người. Với 1.870 km đường bờ biển, hơn 1.500 km biên giới đường bộ với Lào và Campuchia, miền Trung - Tây Nguyên là lãnh thổ có nguồn tài nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đồi núi, hồ thác, di sản văn hóa - lịch sử, cửa khẩu biên giới… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với nhiều ngành chủ lực, đặc biệt là phát triển du lịch. 
Miền Trung – Tây Nguyên còn là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông - Tây, lại có lãnh thổ trải dài trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, miền Trung - Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong bản đồ du lịch Việt Nam. Toàn khu vực hiện có 12 sân bay đang vận hành với 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1, trong đó Cảng nước sâu Chân Mây, Thừa Thiên Huế đón được tàu biển lớn nhất thế giới cập cảng.
Nơi đây còn là nơi hội tụ nhiều nguồn tài nguyên và tiềm năng về du lịch, trong đó: tiềm năng du lịch biển, đảo được xem là thế mạnh với chuỗi các bãi biển mang đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; tài nguyên du lịch núi rừng với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, toàn khu vực còn có 9 vườn quốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang sơ, nguyên vẹn. 
Đáng chú ý, đây còn là nơi tập trung 9 di sản văn hóa thế giới; là địa bàn cư trú của 47 dân tộc anh em - những chủ nhân đã và đang xây dựng nên một bảo tàng văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc bậc nhất của Việt Nam hiện nay. Song thực tế du lịch miền Trung – Tây Nguyên phát triển vẫn chưa xứng với tiềm năng.
Ông Denis Brunetti, Đồng Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam cho biết Việt Nam là đất nước ông yêu thích nhất trên thế giới. Các doanh nghiệp Châu Âu có mối liên kết từ lâu với Việt Nam, với Huế và đầu tư rất nhiều trong các lĩnh vực. Hiện các doanh nghiệp Châu Âu cam kết sẽ tiếp tục đồng hành đầu tư phát triển lâu dài nữa tại Việt Nam và đặc biệt tại vùng Miền Trung và Tây Nguyên. 
Ông Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá cao và bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về người dân Việt Nam nói chung và người dân Huế riêng trong chuyến thăm Huế của Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản năm trước. Ngài Đại sứ cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển, vai trò quan trọng của khu vực ven biển của Việt Nam và khẳng định việc phát triển của Việt Nam có vai trò quan trọng đối với phát triển của khu vực.
Trong khi đó, ông Kim Do-Hyun, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết với những dự án mà Hàn Quốc đã hỗ trợ phát triển tại Huế thời gian qua như dự án đường đi bộ trên sông Hương được đưa vào hoạt động từ tháng 01/2019 … đang ngày càng thể hiện sự quan tâm của Hàn Quốc dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế; hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đang tiếp tục quan tâm quản bá và phát triển du lịch đến Việt Nam và tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế.
PGS. TS Phạm Trung Lương, Chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển du lịch cho rằng, về định hướng và các giải pháp phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên. PGS. TS Phạm Trung Lương tập trung nhấn mạnh vào việc phát triển của vùng duyên hải miền Trung, cho rằng đây là khu vực có nhiều lợi thế, trong đó nhấn mạnh 3 điểm: Ví trí địa lý cực kỳ quan trọng; Lợi thể nổi trội của khu vực này là du lịch biển đảo (đề cao vị thế du lịch miền Trung); là vùng có đậm đặc các di sản. Sự phát triển du lịch miền Trung trong thời gian qua tăng trưởng mạnh lượng khách du lịch và thu nhập nhưng chưa tương xứng với lợi thế. 
PGS. TS Phạm Trung Lương cũng đã chỉ ra những yếu tố tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, trong đó cho rằng, hiệu quả đối với một số thị trường chưa thực sự cao, tạo áp lực đến hạ tầng cơ sở, môi trường của khu vực. Tổng đầu tư của khối tư nhân đến khu vực này không nhiều. Sự liên kết khá điển hình cho vùng này: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, nhưng bản chất liên kết chưa được bao nhiêu. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, cần giải pháp, định hướng mang tính đột phá. Trong đó bày tỏ quan điểm: phát triển từ điểm sang vùng. Liên kết nội vùng; liên kết với Tây nguyên; Chuyển từ số lượng sang chất lượng; Phát triển có trọng điểm. 
Ông Lương đề xuất cho phép tư nhân đầu tư khai thác các đầu mối giao thông, Trung ương chỉ hỗ trợ các dự án, Chính sách phát triển sản phẩm: áp dụng cơ chế ưu đãi nhất: 2 tổ hợp du lịch lớn: Lăng Cô, Cù Lao Chàm. Các khu mua sắm: ở Đà Nẵng, Nha Trang, thí điểm thu; Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế; Chính sách bảo tồn tài nguyên.
PGS. TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nêu thực trạng hiện nay là các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên đang diễn ra tình trạng là “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự liên kêt chặt chẽ vùng. Do đó cần phải nhận thấy được thế mạnh của nhau để hỗ trợ, cùng nhau phát triển; Chính phủ cần trao quyền tự chủ cần thiết cho các địa phương để các địa phương chủ động tổ chức phối kết hợp với nhau; cần có nhiều chính sách phù hợp cho phát triển du lịch như chính sách thị thực để thu hút du khách các nước trên thế giới; phải phát triển đồng bộ du lịch các vùng vì hiện nay đang có sự phát triển chênh lệnh; và chú trọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược, điều mà hiện Đà Nẵng là một trong những tỉnh làm rất hiệu quả. 
TS. Trần Du lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng nhóm tư vấn liên kết phát triển vùng Duyên hải miền Trung đánh giá miền Trung và Tây nguyên là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch; tuy nhiên muốn phát triển du lịch phải có sự gắn kết, cần thay đổi tư duy, không phát triển du lịch theo điểm mà xây dựng Vùng Du lịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là Hội nghị mang tầm quốc gia, có yếu tố quốc tế với sự có mặt nhiều cơ quan, bộ ngành, đại biểu, doanh nghiệp lớn… điều này nói lên quy mô, tầm quan trọng và vị thế của du lịch Miền Trung và Tây Nguyên. Nhấn mạnh về tiềm năng phát triển, là nơi hội tụ nhiều tài nguyên du lịch: biển đảo, di tích lịch sử, sinh thái, núi rừng, hang động, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận... tuy nhiên Thủ tướng cũng nêu lên những mặt tồn tại, hạn chế trong phát triển du lịch của Miền Trung và Tây Nguyên (các dịch vui chơi giản trí còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đầu tư các dịch vụ hỗ trợ, tầm nhìn ngắn hạn dẫn đến tài nguyên du lịch bị tàn phá…).
Thủ tướng đưa ra 5 câu hỏi cho ngành du lịch: Làm thế nào để du khách đến Việt Nam đông hơn? Làm thế nào để du khách ở lại lâu hơn? Làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn (thay vì không có gì để chi tiêu)? Làm thế nào để du khách kể lại câu chuyện du lịch tại Việt Nam với ấn tượng tốt đẹp (thay vì chê bai)? Làm thế nào để du khách quay trở lại sớm nhất có thể (chứ không phải một đi không trở lại)? 
Thủ tướng chỉ đạo ngành du lịch cần tập trung đào tạo nhân lực, chú trọng kỹ năng thực tế, ngọai ngữ; cần đa dạng hóa, không ngừng đổi mới các sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển du lịch cộng đồng; tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạng tầng lịch; các điểm đến; tăng cường liên kết du lịch; cần chú trọng sản phẩm du lịch phải độc đáo, khác biệt, đổi mới liên tục…

Các tin khác