VNSTEEL gồng mình IPO

Ngày 10-6 tới, TCT Thép Việt Nam (Vnsteel) sẽ tiến hành IPO với 65,98 triệu CP ra công chúng (tương ứng với 9,7% vốn điều lệ), giá khởi điểm 10.100 đồng/CP. Trong bối cảnh hiện nay, việc IPO Vnsteel (đơn vị đầu tiên trong số 19 TCT 91 tiến hành IPO) có hấp dẫn NĐT?

Ngày 10-6 tới, TCT Thép Việt Nam (Vnsteel) sẽ tiến hành IPO với 65,98 triệu CP ra công chúng (tương ứng với 9,7% vốn điều lệ), giá khởi điểm 10.100 đồng/CP. Trong bối cảnh hiện nay, việc IPO Vnsteel (đơn vị đầu tiên trong số 19 TCT 91 tiến hành IPO) có hấp dẫn NĐT?

Theo lộ trình dự kiến, sau đợt chào bán lần đầu, phần vốn nhà nước tại Vnsteel còn khoảng 90%. Đợt 2 vào cuối năm 2011 Vnsteel tiếp tục bán CP cho cổ đông chiến lược, NĐTNN và NĐT khác, chỉ giữ lại 65% phần vốn nhà nước. Sau đợt 2, Vnsteel sẽ tiếp tục phát hành CP cho các NĐTNN để nâng vốn điều lệ lên 8.000 tỷ đồng.

Đại diện đơn vị tư vấn - CTCK VietinBank - cho rằng dù TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn ảm đạm nhưng quy mô thị trường vẫn tăng trưởng với 383 doanh nghiệp niêm yết tại HOSE (riêng trong 5 tháng đầu năm đã có thêm 16 doanh nghiệp niêm yết). Hiện thị trường đang ở vùng đáy nên sự kiện IPO Vnsteel sẽ thu hút NĐT với giá trị thực tế hơn.

Các DN ngành thép Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Ảnh: LÃ ANH

Các DN ngành thép Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt
để tồn tại và phát triển. Ảnh: LÃ ANH

Lý giải vì sao lại phát hành CP ra công chúng lần đầu vào thời điểm TTCK đang xuống rất thấp, ông Lê Phú Hưng, Tổng giám đốc Vnsteel, cho biết IPO lần này thực hiện theo kế hoạch và không may rơi đúng vào thời điểm CK đang thấp. Tuy nhiên ông Hưng cũng cho rằng đây là cơ hội để NĐT được mua với mệnh giá đúng thị trường.

Hơn nữa, đợt phát hành lần đầu có số lượng CP nhỏ, do vậy dù bán được giá hay không cũng không đóng góp nhiều cho mục tiêu gọi vốn cho Vnsteel - vì một dự án thép công suất 500.000 tấn/năm đòi hỏi đến 5 tỷ USD đầu tư.

Điều Vnsteel trông chờ là sự tham gia của các cổ đông chiến lược: các NĐTNN - những tập đoàn thép danh tiếng sẽ mang lại sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy quản trị, chiến lược phát triển, công nghệ, kinh nghiệm và đặc biệt là vốn. Hiện đã có 4 doanh nghiệp thép lớn nước ngoài gồm: Nippon Steel (Nhật Bản), Evraz Group SA (Hoa Kỳ), Marubeni Itochu steel (Nhật Bản) và Novolipetsk Steel (Nga) đang muốn trở thành cổ đông chiến lược của Vnsteel.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ năm 2010 ngành thép Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN ngay tại thị trường trong nước - do không còn được hưởng ưu đãi về chính sách thuế khi thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập WTO.

Cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các doanh nghiệp thép trong cùng ngành khi cung đang dần vượt xa cầu. Hiện tại, mức tiêu thụ thép cả nước chỉ đạt khoảng 5 triệu tấn/năm.

Trong khi tháng 6-2010 đã có thêm 3 nhà máy lớn ở phía Bắc gồm Thép Thánh Lực (Thái Bình), Thép Hòa Phát (thuộc Khu liên hiệp sản xuất gang thép Hải Dương) và Thép Việt Đức (Vĩnh Phúc) với công suất 1 triệu tấn/năm đi vào sản xuất, nâng tổng công suất sản xuất thép của cả nước lên 8 triệu tấn/năm.

Giá thép trong nước thường liên thông với giá quốc tế, vì vậy, mỗi khi thị trường thế giới biến động, giá thép trong nước cũng bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến lợi nhuận các doanh nghiệp ngành này thiếu tính ổn định.

Các tin khác