Vì sao nhà đầu tư thường mua hớ?

Lợi nhuận cao nhất không đến từ khoản đầu tư an toàn nhất hay rủi ro nhất. Cái tốt nhất là cái “vừa vừa”.

Những ai thỉnh thoảng tham gia cá cược tại các trường đua ngựa như Kentucky Derby hoặc Grand National thường thích đặt cửa kiểu 1 ăn 100. Đằng nào cũng là cờ bạc, họ muốn thắng đậm cho bõ.

Thị trường tài chính phức tạp cũng có xu hướng đánh cược như vậy. Trong mỗi loại tài sản, những chứng khoán rủi ro cao như trái phiếu doanh nghiệp hạng CCC hoặc trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm thường cho lợi suất dài hạn thấp hơn so với các tài sản khác.

Điều này đi ngược với các lý thuyết tài chính cho rằng: chứng khoán càng rủi ro, nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận càng cao. Dường như khi mua các tài sản loại này nhà đầu tư cũng hi vọng sẽ kiếm được thật nhiều giống như người mua xổ số mua nhiều vé hơn khi biết sẽ có cơ hội trúng giải cực lớn.

Còn một xu hướng tương tự là trả giá quá cao cho cổ phiếu ở các công ty đang tăng trưởng nhanh, vì họ tưởng rằng tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy có thể kéo dài. Ai cũng muốn mình ‘vớ’ được thêm một Apple nữa.

Những gì diễn ra trong 3 năm vừa qua cho thấy thị trường không diễn biến theo như dự đoán của các mô hình tài chính. Anti Ilmanen, một nhà quản lý quỹ đầu cơ tại Brevan Howard đã chỉ ra rất nhiều những điều bất thường trong cuốn sách công phu của mình có tên “Lợi nhuận kỳ vọng: Hướng dẫn nhà đầu tư gặt hái trên thị trường”.

Điển hình là trường hợp trên thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ. Kỳ hạn càng dài, sự đánh đổi giữa lợi suất và rủi ro càng lớn nhưng chỉ tới kỳ hạn 2 năm. Sau 2 năm, mức này sẽ đi ngang do nhà đầu tư yêu cầu tính thanh khoản, tức là có thể bán tài sản một cách dễ dàng và đổi ra tiền mặt ở mức gần với mệnh giá.

Đặc biệt, nhà đầu tư thích các tài sản duy trì được đặc điểm ấy khi các tài sản khác lâm vào khủng hoảng. Vì thế, các trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn rất ngắn từ 1 tháng trở xuống được nhà đầu tư ưa thích hơn. Cầu làm giảm lợi suất (và lợi nhuận) từ các tài sản này và tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư có cái nhìn dài hạn hơn.

Một mặt, việc ưu tiên tính thanh khoản có thể xem là ngược với chơi bạc khi nhà đầu tư phải trả giá quá cao cho cả tài sản rủi ro cao và rủi ro thấp.

Một số biến thể của cả hai hiện tượng này có thể giải thích cho một số hiện tượng bất thường. Chẳng hạn như giao dịch hoán đổi (carry trade), nhà đầu tư vay đồng tiền có lợi suất thấp như đồng Yên và đầu tư vào đồng tiền có lợi suất cao hơn như dollar Úc.

Vì quá đơn giản nên carry trade có vẻ chẳng phức tạp mấy. Bạn kỳ vọng nhà đầu tư tiền tệ sẽ yêu cầu lợi suất cao hơn đề bù đắp rủi ro đồng tiền mất giá. Các nước có lãi suất cao hơn thường có lạm phát cao hơn và bạn nghĩ rằng những đồng tiền này sẽ mất giá qua thời gian.

Tuy nhiên, trong vòng 30 năm qua carry trade vẫn mang lại lợi nhuận. Tính trung bình, nhà đầu tư đã ‘bỏ túi’ mức lợi suất cao hơn mà không chịu thiệt hại từ việc đồng tiền mất giá.

Tại sao lại như vậy? Ông Ilmanen cho rằng carry trade gần giống với hành động của người bán hơn là người mua xổ số. Tức là hầu hết là sinh lời nhưng trong 1 vài trường hợp thì thiệt hại nặng.

Chiến lược này có thể thất bại theo 2 cách. Trường hợp đầu tiên là đồng tiền mua vào bị giảm giá mạnh, như với Ai-xơ len năm 2008. Trường hợp thứ 2 là đồng tiền đi vay tăng giá mạnh. Trường hợp này xảy ra vào thời điểm khi toàn thị trường hoảng loạn và các nhà đầu tư cố gắng giảm đòn bẩy tài chính. Để làm được điều đó, nhà đầu tư phải mua vào đồng tiền lợi suất thấp mình đã vay để tài trợ giao dịch. Hành động này càng đẩy đồng tiền đó tăng giá thêm.

Kết quả là, carry trade thường thua lỗ khi các tài sản rủi ro khác (như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp lợi suất cao) cũng trong tình trạng tương tự. Do đó carry trade có đặc điểm ngược với trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Chính vì thế, theo ông Itmanen, các nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận cao hơn đề bù đắp rủi ro.

Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro luôn đem lại cơ hội kiếm lời. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, lợi nhuận cao nhất đạt được không phải từ các trái phiếu có mức độ tín nhiệm cao nhất hay thấp nhất mà từ các công ty có mức độ tín nhiệm BB, tức xếp ngay dưới hạng đầu tư.

Còn có rất nhiều ví dụ khác đáng suy nghĩ trong cuốn sách dễ hiểu mà sâu sắc của Ilamnen.

Các tin khác