Vàng mất giá: vẫn phải nắm giữ

Giá vàng là thứ hàng hóa được định giá bởi thị trường tự do toàn cầu, vàng và ý chí quyết tâm của công chúng đã bẻ gẫy bàn tay của các chính phủ, cuối cùng vàng vẫn chiến thắng.

Giá vàng là thứ hàng hóa được định giá bởi thị trường tự do toàn cầu, vàng và ý chí quyết tâm của công chúng đã bẻ gẫy bàn tay của các chính phủ, cuối cùng vàng vẫn chiến thắng.

Đầu năm đến nay vàng mất giá liên tục. So với các điểm năm ngoài, vàng đã mất gần 4 triệu đồng. Với các chính sách mới trong nước và xu hướng của giá vàng thế giới. Nhiều người đã lo lắng đặt vấn đề có nên tiếp tục nắm giữ vàng.

Giá vàng ở thị trường Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố sau: (i) giá vàng thế giới, (ii) tỷ giá USD/VND, (iii) cung - cầu nội địa, (iv) tâm lý dân chúng, (v) thuế xuất nhập khẩu, (vi) chính sách của nhà nước. Giá vàng thế giới quy đổi là căn cứ để đánh giá giá vàng ở Việt Nam đang cao hơn hay thấp hơn giá vàng trên thị trường thế giới. Giá thế giới quy đổi (đã bao gồm thuế nhập khẩu) phụ thuộc vào 2 nhân tố: giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VND.

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay sẽ khó có các biến động lớn về tỷ giá USD/VND. Thị trường Việt Nam ngày nay đã liên thông và hội nhập cùng với thế giới, bởi vậy khoảng cách giữa giá vàng ở Việt Nam và giá thế giới quy đổi cũng không thể chênh lệch quá nhiều trong một thời gian dài

Hơn nữa, mỗi khi giá thế giới tăng hay giảm đều ngay lập tức tác động đến giá vàng ở Việt Nam. Các yếu tố cung - cầu nội địa, tâm lý dân chúng, chính sách nhà nước là những yếu tố khó định lượng được bằng con số và cũng chỉ ảnh hưởng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Bởi vậy, việc dự đoán xu hướng của giá vàng thế giới vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Không giống như dầu lửa, thứ hàng hóa mà tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC hay các nhiều dầu lửa như Nga, Canada có khả năng khống chế giá dầu thông qua điều chỉnh hạn ngạch khai thác. Giá vàng là thứ hàng hóa được định giá bởi thị trường tự do toàn cầu, vàng và ý chí quyết tâm của công chúng đã bẻ gẫy bàn tay của các chính phủ, cuối cùng vàng vẫn chiến thắng

Trên thị trường thế giới giá vàng hay giá dầu lửa đều được niêm yết phần lớn bằng USD, sau đó là EUR. Dưới đây là biểu đồ giá vàng được niêm yết bằng USD từ năm 1999 đến 2012:

Biểu đồ giá vàng niêm yết bằng đồng USD từ năm 1999 đến 2012.
Biểu đồ giá vàng niêm yết bằng đồng USD từ năm 1999 đến 2012.

Biểu đồ trên cho thấy giá vàng đã tăng từ mức 250Usd/oz năm 1999 lên mức 1923Usd/oz vào năm 2011 và bây giở đang là 1641USD/oz. Nhiều người rất muốn biết giá vàng sẽ tăng lên bao nhiêu? Câu trả lời mà mọi người mong muốn là "giá vàng tính theo tiền tệ, cụ thể là đồng USD sẽ là bao nhiêu".

Tuy nhiên, không phải giá vàng bao nhiêu là điều quan trọng, mà điều quan trọng nhất là nó tương ứng với bao nhiêu thứ mà bạn có thể mua được. Một vấn đề quan trọng cần hiểu ở đây là "giá trị thực sự" của một thứ gì đó. Việc  đo đếm giá trị bằng tiền tệ mà cụ thể là đồng USD không thể nói cho chúng ta biết giá trị thực của nó.

Vậy làm thế nào để đo lường giá trị thực? Cách làm là phải sử dụng những vật có giá trị nội tại để đo lường với những vật nội tại khác. Ví dụ: Đâu là giá trị ngôi nhà của bạn? Bạn có thể biết giá của chúng, nhưng đâu là giá trị thực?

Đây là cách tìm ra nó: Hầu hết mọi người đều biết giá của những ngôi nhà đang bán xung quanh mình, vậy thì chỉ cần ước đoán giá của ngôi nhà của bạn. Sau đó chia giá nhà cho giá vàng và bạn sẽ biết ngôi nhà của mình giá bao nhiêu lượng vàng. Sau đó lại lấy giá nhà chia cho giá 1 thùng dầu và bạn sẽ biết bao nhiêu thùng dầu thì mua được ngôi nhà của bạn

Thông tin này có vẻ như vô ích, nhưng nếu bạn phân tích nó trên một khung thời gian, sử dụng một thứ khác bên cạnh tiền tệ để đo lường giá trị hiện tại, bạn sẽ khám phá ra rằng, theo thời gian, hầu như không có thứ nào tăng lên cả. Tính theo tiền tệ, mọi thứ có vẻ tăng giá trị lên, nhưng chúng chỉ tăng lên về giá mà thôi.

Tại sao lại như vậy? Xin thưa rằng, đó là bởi tên trộm giấu mặt mang tên "lạm phát". Về cơ bản có hai loại thuế, một là loại thuế mà mọi người đều nhìn thấy được, còn loại thứ hai thì không. Thuế lạm phát chính là loại thứ hai. Lý do khá đơn giản: các chính trị gia đều cần kiếm phiếu từ cử tri nên đã chi tiêu rất nhiều để "cứu" các nhóm lợi ích và các nhóm ảnh hưởng đến số đông cử tri, hay hứa hẹn rất nhiều thứ miễn phí hơn các đối thủ cạnh tranh của ông ta; do đó, các chính sách kinh tế thường khập khễnh và lạc giọng

Bằng chứng của việc chi tiêu quá nhiều là những gì chúng ta đang thấy hiện nay, khủng hoảng nợ công bao trùm khắp châu Âu, nước Mỹ cũng ngập trong nợ nần và liên tục phải tăng trần của tổng nợ quốc gia

Để cứu các quốc gia châu Âu khỏi nợ nần, một kịch bản chung với các điều khoản đi kèm vẫn là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông qua việc bơm tiền dưới dạng các khoản cho vay rẻ mạt cho các ngân hàng nhằm mua nợ.

Biểu đồ giá vàng niêm yết bằng đồng Euro từ năm 1999 đến 2012.
Biểu đồ giá vàng niêm yết bằng đồng Euro từ năm 1999 đến 2012.

Ở Hoa Kỳ cũng vậy, điển hình là hai chương trình nới lỏng định lượng QE 1 (1.700 tỷ USD năm 2008) và QE 2 (600 tỷ USD năm 2010); cùng chương trình Obamacare (chăm sóc y tế). Thông qua hoạt động thị trường mở của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED - mua trái phiếu chính phủ và chứng khoán nợ với tiền mới nhằm bơm thêm tiền cho nền kinh tế), cung tiền cơ sở đã tăng gấp ba trong vòng chưa đầy bốn năm, như biểu đồ dưới đây cho thấy.

Mỗi USD mới đi vào lưu thông sẽ làm mất đi giá trị tất cả những USD khác đang tồn tại bởi ngày càng có thêm nhiều tiền đuổi theo số lượng hàng hóa và dịch vụ không đổi. Đây là nguyên nhân khiến cho giá cả tăng cao, nó cũng chính là loại thuế lén lút âm thầm mang tên lạm phát làm chúng ta nghèo đi hàng ngày. Bởi vậy, tiền tệ pháp định sẽ mất dần giá trị cho tới zero.

30 tỷ USD số tiền chi ra cho 3 nhóm này ước lượng lên đến 120 ngàn tỷ đồng hay 60 tỷ USD. Trên thế giới hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang hoài nghi sẽ có hay không một gói nới lỏng định lượng QE3 mới tại Hoa Kỳ?

Jim Sinclair, nhà đầu tư huyền thoại - người được biết đến bởi đã dự đoán chính xác được thời điểm thị trường con bò (thị trường tăng trưởng nhanh) của vàng trong những năm 1970, mới đây đã dự đoán rằng nước Mỹ nên trông đợi có thêm một gói nới lỏng định lượng QE3 nữa ngoài con số 2.300 tỷ USD đã được bơm vào nền kinh tế trước đây

Bởi thế, Sinclair quả quyết rằng vàng sẽ dao động trong phạm vi 1.600 - 2.111 tỷ USD khi mà những dự đoán về một gói QE mới được cân nhắc

Bởi vì FED đã không tập trung vào việc xây dựng một hệ thống tiền tệ bền vững nhằm duy trì giá trị ổn định của đồng tiền. Bởi thế các nhà đầu tư vẫn sẽ tiếp tục đổ xô vào thị trường vàng để trú ẩn như một kết quả tất yếu sau những lần nới lỏng định lượng trước đây nhằm phòng tránh lạm phát gia tăng

Sự thật là ông Bernanke đã không có một sự lựa chọn khác. Nếu Bernanke đã không làm nới lỏng tiền tệ, nơi này sẽ trông giống như ngày kinh hoảng trong  bộ phim hành động "Mad Max" -  như lời ông Sinclair. Nới lỏng định lượng đã trở thành một điều cần thiết trong bối cảnh kinh tế ảm đạm hiện nay. Sinclair  cũng tin rằng sẽ có "nới lỏng tiền tệ tới vô cùng"

Do đó, nếu nhà đầu tư cá nhân muốn những kết quả thực tế mà họ không tìm thấy được từ thị trường tài chính dựa vào sự hiện diện của đồng tiền pháp định, tỷ lệ lãi suất, và sức mạnh nền kinh tế, thì họ phải nắm lấy vàng, ông Sinclair khẳng định.

Các tin khác