TTCK tháng 5: Phân hóa & cân não

Tuần trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, VN Index vẫn tăng điểm khá mạnh mẽ bất chấp những lo ngại về việc giao dịch có thể chùng xuống. Chính vì vậy, việc chỉ số này tiếp tục tăng điểm nhẹ vào phiên sáng 2-5 là điều không quá ngạc nhiên, nhưng vào đầu phiên chiều, lực bán đột ngột tăng mạnh đã khiến VN Index giảm trở lại 1,31 điểm, xuống 472,46 điểm. Sáng tăng, chiều giảm hoặc ngược lại là một kịch bản rất quen thuộc của thị trường từ đầu năm đến nay và dường như phiên đầu tháng 5 cũng có thể là một chỉ báo cho diễn biến của thị trường trong tháng này.

Tuần trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, VN Index vẫn tăng điểm khá mạnh mẽ bất chấp những lo ngại về việc giao dịch có thể chùng xuống. Chính vì vậy, việc chỉ số này tiếp tục tăng điểm nhẹ vào phiên sáng 2-5 là điều không quá ngạc nhiên, nhưng vào đầu phiên chiều, lực bán đột ngột tăng mạnh đã khiến VN Index giảm trở lại 1,31 điểm, xuống 472,46 điểm. Sáng tăng, chiều giảm hoặc ngược lại là một kịch bản rất quen thuộc của thị trường từ đầu năm đến nay và dường như phiên đầu tháng 5 cũng có thể là một chỉ báo cho diễn biến của thị trường trong tháng này.

Thông tin xen kẽ

ĐHCĐ của các doanh nghiệp (DN) lớn trên sàn đã diễn ra gần hết và giai đoạn cao điểm nhất của mùa ĐHCĐ cũng đã diễn ra trong tháng 4, nhưng không vì vậy hiệu ứng mùa ĐHCĐ sẽ giảm đi.

Trước ĐHCĐ, những kỳ vọng về khả năng thâu tóm, tranh giành ảnh hưởng tại đại hội sẽ là động lực để đẩy giá CP tăng, thì sau đại hội sẽ là sự chờ đợi về khả năng vượt khó của DN.

Riêng tại những DN làm ăn hiệu quả, NĐT có thể kỳ vọng động thái chia cổ tức, chia thưởng 2011, hoặc tạm ứng cổ tức 2012. KQKD của tháng 4, tháng 5 các DN công bố tại ĐHCĐ và các kênh truyền thông cũng có thể củng cố giá CP chắc chắn hơn. Ngược lại, với những DN hoạt động thiếu nền tảng, lãnh đạo DN ép cổ đông, khả năng tăng giá chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, tin tức của DN chỉ có thể phát huy nếu đặt trong bối cảnh thông tin vĩ mô diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tính đến thời điểm này, có thể nói những thông tin vĩ mô tốt đang trội hơn những thông tin tiêu cực và quan trọng hơn cả là các xuất hiện mang tính chất đan xen lẫn nhau rất hợp lý.

Điều này phần nào được thể hiện thông qua diễn biến tăng, giảm nhưng đỉnh sau cao hơn đỉnh trước trên thị trường.

Có những thời điểm tưởng chừng những thông tin vĩ mô tiêu cực, chẳng hạn tăng giá xăng sẽ nhấn chìm thị trường, thì không lâu sau đó lại xuất hiện một thông tin tích cực, chẳng hạn như chỉ số CPI tăng chậm, có tác dụng bù đắp trở lại.

Điều này cũng phản ánh nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc “chẩn bệnh” nền kinh tế và sau đó là “kê đơn, bốc thuốc”. Và nếu những chính sách được Chính phủ thực thi nhằm đưa nền kinh tế nước ta tiếp tục phát huy tác dụng như thời gian qua, những thông tin vĩ mô trong tháng 5 sẽ lại xuất hiện như những tháng trước.

Tuy nhiên, một lo ngại của NĐT là hiệu ứng “Sell in May and go away” (tháng 5 bán ra và đi chơi) dẫn đến một kịch bản không mấy thuận lợi cho thị trường. Nhưng thống kê trên TTCK Việt Nam không phải hiệu ứng tháng 5 lúc nào cũng đúng. Và nếu đặt trong quy luật xuất hiện tin tức như thời gian qua hiệu ứng tháng 5 có thể được đem ra lý giải cho một giai đoạn điều chỉnh nào đó của thị trường, nhưng sau đó sẽ lại có một tin tốt xuất hiện.

Kiên nhẫn chọn lựa

Sẽ là quá sớm nếu khẳng định thị trường đang ở “chân” của một con sóng lớn hay sẽ tăng trong trung, dài hạn. Nhưng với những diễn biến vừa nêu có thể thấy một xu hướng tốt hơn, giá tiếp tục tăng, các chỉ số sẽ tiếp tục tạo các đỉnh.

Nhưng như vậy không có nghĩa NĐT có thể yên tâm mua vào và thu được lợi nhuận, vì diễn biến của thị trường hiện nay nếu nhìn từ bên ngoài rất dễ nhưng khi tham gia lại không đơn giản chút nào.

NĐT theo dõi giá CP. Ảnh: LÃ ANH

NĐT theo dõi giá CP. Ảnh: LÃ ANH

Lấy thí dụ CP VNE, đã tăng giá một mạch từ 6.000 đồng/CP lên 7.800 đồng/CP, tương đương 30% từ ngày 23-4 đến nay. Nhưng để có thể mua được VNE ngay lúc bắt đầu tăng và bán tại đỉnh không hề đơn giản. Bởi lẽ trước khi tăng mạnh, VNE đã “hành” những người nắm giữ hàng chục phiên tăng-giảm cực kỳ thất thường.

Điều này đã dẫn đến cảm giác chán nản, nhận định CP khó tăng, nên khi NĐT vừa quyết định bán ra để thu tiền về, thậm chí cắt lỗ lúc đó giá CP tăng mạnh. Cũng có những người tưởng như “vững tâm” nắm giữ chờ CP tăng giá được 10-15% mới bán nhưng sau đó giá CP lại tăng tiếp. 

Hiện nay, thị trường còn tồn tại 1 nhóm CP với đặc điểm khá “độc đáo” là tăng giảm gần như không theo quy luật nào, nói cách khác đầu tư vào nhóm này không khác gì đánh bạc, tiêu biểu trong số đó có thể kể đến HBB.

Từ tháng 3 đến giờ, bất chấp những thông tin liên quan xuất hiện, HBB dường như không qua nổi vùng giá 7.0-7.5, hễ cứ tiến đến vùng giá này tạo cho NĐT cảm giác “vượt đỉnh” ngay sau đó lại đảo chiều.

Những thông tin liên quan đến HBB nếu đem ra “cắt nghĩa” có thể nói tốt cũng được, nhưng cho rằng xấu cũng xong. Một loại CP mang tính chất “cờ bạc” khác là của những DN làm ăn thua lỗ, cũng chỉ mới có một vài tín hiệu cho thấy khả năng vượt khó.

Tuy nhiên, nhìn vào lượng giao dịch cũng như biến động của những CP này không khó để nhận ra yếu tố đầu cơ rất rõ nét. Nhiều khả năng trong giai đoạn thị trường không có thông tin vĩ mô hỗ trợ và đi ngang, nhóm CP này sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình.

Nhưng để chinh phục được nhóm CP này, NĐT sẽ phải đối mặt với một rủi ro cực lớn: Đòn bẩy tài chính với thời hạn T+4 thường được NĐT sử dụng để đánh những CP nóng. Nhưng việc CP tăng đủ T+4 không dễ xảy ra mà thường chỉ là T+2 hoặc T+3.

Như vậy, vào ngày T+4 có thể giá CP chỉ tăng được 5-10%, thậm chí hòa vốn nhưng NĐT bắt buộc phải bán ra để trả tiền cho CTCK. Điều này sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời của NĐT, vì có thể phiên sau đó CP sẽ tăng trở lại.

Phân hóa rõ nét

Thống kê trên một trang tin điện tử cho thấy có gần 40 CP tăng giá trên 50% trong tháng 4, nhìn vào danh sách CP này, ngoài những CP khoáng sản mang tính chất đầu cơ, vẫn có những CP có nền tảng cơ bản khá tốt, chẳng hạn HSG, DRC, TTF hay CSM…

Điều này cho thấy sự phân hóa rõ nét và dường như gửi đến một thông điệp rằng cơ hội vẫn chia đều cho tất cả CP. So với tháng 2 và tháng 3, có vẻ như nhóm CP thuộc VN30 nói chung và các trụ cột như BVH, MSN, VIC… có phần trầm lắng, nhường vị trí cho nhóm CP tầm trung và penny chips.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại không giống như giai đoạn 2009 hay nửa đầu 2010 để các đội lái có thể tung hoành và đánh những CP thiếu nền tảng tăng gấp đôi gấp ba như trước. Như vậy, dòng tiền sẽ phải dịch chuyển thông minh hơn.

Chẳng hạn như nhóm CP bất động sản. Sau thông tin NHNN sẽ có những biện pháp “cơi nới” đối với lĩnh vực bất động sản, nhóm CP bất động sản nói chung chỉ tăng được 2-3 phiên và sau đó bắt đầu phân hóa, kể từ thời điểm đó đến nay không phải CP bất động sản nào cũng tăng mạnh.

Khi thị trường chung vẫn có xu hướng tăng, việc ưu tiên chọn lựa những CP tốt, chưa tăng quá mạnh so với đà chung ít nhất cũng hạn chế được rủi ro giảm mạnh. Nếu kiên nhẫn chờ đợi khi CP đã vào guồng tăng giá, việc thu được tỷ suất lợi nhuận 20-30% không phải là điều quá khó khăn.

Một thí dụ đơn giản: NĐT nắm giữ CP trong vòng 3 tuần nhưng vẫn không tăng, nhưng vào tuần tiếp theo giá CP có thể tăng trần 5 phiên liên tục, đem về lợi nhuận gần 30%. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, NĐT đã có lãi gần 30%, một tỷ suất không hề nhỏ.

Mấu chốt nằm ở chỗ NĐT có kiên nhẫn chờ đợi và chọn đúng CP hay không? Thực tế đã chứng minh rằng, rất nhiều CP trong thời gian qua tưởng chừng không tăng nổi hoặc tăng rất chậm, nhưng chỉ trong 7-10 ngày đã liên tục tăng rất mạnh.

Các tin khác