Tiền gửi ngân hàng có còn an toàn?

Những vấn đề nóng gần đây như Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét sáp nhập hoặc giải thể những ngân hàng yếu kém, hay sự kiện CTCK SME mất khả năng thanh toán cho NĐT khiến người gửi tiền tiết kiệm lẫn NĐT CK hết sức lo lắng.

Những vấn đề nóng gần đây như Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét sáp nhập hoặc giải thể những ngân hàng yếu kém, hay sự kiện CTCK SME mất khả năng thanh toán cho NĐT khiến người gửi tiền tiết kiệm lẫn NĐT CK hết sức lo lắng.

Đối với những người đang có tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD), lo lắng của họ hoàn toàn có cơ sở, bởi không phải ai cũng biết được ngân hàng mình đang gửi tiền có nằm trong diện cần phải “quy hoạch” hoặc trong tình trạng mất thanh khoản.

Do đó, chỉ cần một TCTD nào bị hé lộ thông tin xấu, người dân sẽ vội vàng rút tiền. Đây là hiện tượng dễ hiểu, bởi người dân vẫn lo ngân hàng phá sản tiền gửi cũng mất trắng - vì nhiều người còn không biết đến khái niệm bảo hiểm tiền gửi (BHTG).

Sự kiện CTCK SME mất khả năng thanh toán đủ khiến NĐT CK lo lắng. Ảnh: Lã Anh

Sự kiện CTCK SME mất khả năng thanh toán đủ khiến NĐT CK lo lắng. Ảnh: Lã Anh

Theo quy định, tất cả tiền gửi tại các TCTD đều được tham gia BHTG. Nghĩa là tất cả khách hàng gửi tiền tại TCTD đều được BHTG chi trả, hoàn tiền khi TCTD đó mất khả năng chi trả.

Cơ sở pháp lý cho vấn đề này được quy định tại điểm 29 Mục VI Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25-4-2006 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 về BHTG và Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24-8-2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP.

Có lẽ vì vậy việc Quốc hội đang thảo luận xây dựng Luật BHTG đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm, bởi trong các quy định cũ vẫn còn một điều khoản bất hợp lý là mức chi trả BHTG tối đa chỉ có 50 triệu đồng. Không chỉ có người dân và giới tài chính mà nhiều đại biểu Quốc hội cũng không đồng tình với mức chi trả bất hợp lý này.

Các đại biểu Quốc hội còn viện dẫn mức chi trả tại các quốc gia khác để minh chứng sự bất hợp lý của mức chi trả BHTG ở nước ta. Chẳng hạn, mức chi trả BHTG ở Hoa Kỳ là 5 lần GDP, Thái Lan 7 lần GDP. Đặc biệt, mức chi trả BHTG tối thiểu tại Đức đến 200.000EUR.

Đây quả thật là bất hợp lý mà các đại biểu Quốc hội chuyên trách phải tìm ra lời giải. Nếu không thay đổi cách thức chi trả BHTG như hiện nay, người dân sẽ không mặn mà đem tiền gửi ngân hàng.

Thay vào đó họ sẽ chuyển sang kênh đầu tư được cho là an toàn hơn như USD hoặc vàng. Khi đó, các mục tiêu xóa tình trạng đô la hóa hay sóng ngầm trong kinh doanh vàng sẽ khó lòng đạt được như đã đề ra.

Quay lại vấn đề nóng trên TTCK gần đây là việc CTCK SME gặp vấn đề về thanh toán cho NĐT. Cho dù sự kiện SME chỉ ảnh hưởng đến số ít NĐT đang mở tài khoản tại đây nhưng lại vô tình tạo ra dư luận không tốt lên cả TTCK.

Theo quy định, tiền gửi của NĐT CK được các CTCK quản lý theo tài khoản tổng, tức mở riêng hệ thống tài khoản mang tên CTCK tại các ngân hàng để quản lý tiền của NĐT. Dù vậy, để tạo sự minh bạch hơn, UBCKNN đã có quy định bắt buộc CTCK phải tách bạch tài khoản NĐT từ năm 2008.

Đến thời điểm hiện nay vẫn còn khá nhiều CTCK chưa thực hiện việc tách bạch, nhưng vẫn chưa thấy UBCKNN có giải pháp thích hợp.

Theo phân tích của các chuyên gia, SME chỉ là một công ty môi giới nhỏ nên đây không phải là vấn đề lớn của toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, sự kiện này một lần nữa cho thấy sự cấp thiết hợp nhất các CTCK nhỏ. Mặc dù có thị phần rất nhỏ vẫn có những ảnh hưởng tàn phá lên toàn bộ thị trường như trong các trường hợp như thế này.

Đặc biệt, nếu nhìn từ góc độ rủi ro thanh toán bù trừ, đây có lẽ là sự kiện lớn để nhiều người, kể cả những NĐT không hiểu gì về nghiệp vụ này càng thêm lo lắng.

Thực tế, nếu chúng ta chưa thể khắc phục được vấn đề nhỏ này làm sao tiến tới việc rút thời gian thanh toán xuống còn T+0 hay cho phép bán khống.

Các tin khác