Thua lỗ

Công bố kết quả kinh doanh của 1 DN niêm yết. (Ảnh internet)
Công bố kết quả kinh doanh của 1 DN niêm yết. (Ảnh internet)

Công bố kết quả kinh doanh của 1 DN niêm yết.
(Ảnh internet)

Đến nay đã có hơn 130 doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý III và 3 quý năm 2011. Khoảng 10% trong số này công bố lỗ với những gương mặt quen thuộc và các đại gia.

Dẫn đầu bảng xếp hạng về thua lỗ tính đến thời điểm hiện nay là CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC). Theo kết quả kinh doanh quý III doanh thu thuần của PPC chỉ đạt 605 tỷ đồng (giảm đến 40% so với cùng kỳ năm trước).

Nếu trừ đi các chi phí, PPC lỗ ròng khoảng 84,5 tỷ đồng ở quý III trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 120 tỷ đồng. Dù thua lỗ nặng trong quý III nhưng lũy kế 9 tháng đầu năm PPC vẫn có được lợi nhuận dương 327 tỷ đồng, giảm 44% so với mức 583 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm 2010.

Theo giải trình của PPC, nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận trong quý vừa qua là do sản lượng điện thấp vì tổ máy số 2 và số 5 ngưng hoạt động để đại tu. Thêm vào đó chi phí sửa chữa tăng cao, dẫn đến doanh thu không đủ bù chi phí sản xuất.

Tuy nhiên những con số này chưa tính đến khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ là yen Nhật (JPY) của PPC đến 30-9 là 30,366 tỷ JPY. Nếu đưa con số này vào, chắc hẳn nhiều NĐT sẽ rất choáng.

Theo tỷ giá VNĐ/JPY do NHNN thông báo vào ngày 11-10 vừa qua là 269,2 VNĐ/JPY, hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá này PPC sẽ phải chịu khoản chi phí tài chính 1.325 tỷ đồng, qua đó sẽ dẫn tới việc 9 tháng đầu năm nay lỗ gần 1.000 tỷ đồng. Nhưng quy định hiện hành, chênh lệch tỷ giá sẽ được xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, do đó PPC chưa thực hiện xác định chênh lệch tỷ giá tại thời điểm hiện tại.

CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) cũng công bố lỗ 21,7 tỷ đồng trong quý III vừa qua trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 12,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của BTP cũng đề cập đến những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác.

Cụ thể, đến ngày 30-9 tiền vay của BTP là 897 tỷ đồng, bao gồm khoản vay 41,23 tỷ won Hàn Quốc (tương đương 668 tỷ đồng) và khoản vay của EVN hơn 12 triệu USD (tương đương 228,8 tỷ đồng). Trong bối cảnh cả 2 ngoại tệ này đều tăng giá so với VNĐ, khoản lỗ tỷ giá của BTP vào thời điểm lập báo cáo cuối năm không nhỏ. Do đó, khó tránh khỏi khả năng BP thua lỗ nặng trong năm 2011.

Lỗ nặng nhất là CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), do phải trích lập dự phòng đầu tư sau khi chuyển đổi từ công ty TNHH sang cổ phần BSC đã lỗ hơn 134 tỷ đồng trong quý III. Thua lỗ không kém là CTCK Âu Việt (AVS), dù mức thua lỗ trong quý III chỉ có 13,2 tỷ đồng nhưng tổng lỗ lũy kế đến cuối quý III lên đến 131,6 tỷ đồng.

Một CTCK khác có lỗ lũy kế 9 tháng 129,5 tỷ đồng là VnDirect (VND). Theo báo cáo tài chính, doanh thu quý III của VND chỉ đạt 57,7 tỷ đồng (giảm 50% so với cùng kỳ), do các mảng hoạt động của VND đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2010, trong đó doanh thu môi giới giảm 55%, doanh thu hoạt động đầu tư chỉ bằng 8,5% cùng kỳ, doanh thu khác cũng giảm 40,6%.

Dù có nhiều nỗ lực nâng đỡ từ bên ngoài nhưng quý III vừa qua CTCP Nước giải khát Sài Gòn (TRI) vẫn tiếp tục thua lỗ (quý thứ 5 liên tiếp lỗ) gần 25 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế 9 tháng lên gần 43 tỷ đồng. Điều đáng nói là doanh thu thuần của TRI trong quý III đạt hơn 196 tỷ đồng (tăng nhẹ 8% so cùng kỳ) nhưng do hoạt động tài chính lỗ hơn 3,6 tỷ đồng và chi phí bán hàng tăng đột biến từ 27,6 tỷ đồng của cùng kỳ lên 47,2 tỷ đồng, dẫn đến mức lỗ 24,8 tỷ đồng, gấp 5 lần mức lỗ cùng kỳ năm 2010.

Các tin khác