Thị trường điều chỉnh hay đảo chiều?

Những phiên giằng co mạnh gần đây cho thấy khả năng TTCK đang điều chỉnh sau hơn một tháng tăng mạnh. Áp lực bán gia tăng do xu hướng chốt lời của nhóm nhà đầu tư mua được giá thấp và xu hướng cắt lỗ của nhóm lỡ mua giá cao trong thời gian trước. Mặc dù các yếu tố vĩ mô đang ủng hộ xu hướng tăng của TTCK, nhưng về quan điểm kỹ thuật, vẫn còn nhiều điều cần phải bàn tới.

Những phiên giằng co mạnh gần đây cho thấy khả năng TTCK đang điều chỉnh sau hơn một tháng tăng mạnh. Áp lực bán gia tăng do xu hướng chốt lời của nhóm nhà đầu tư mua được giá thấp và xu hướng cắt lỗ của nhóm lỡ mua giá cao trong thời gian trước. Mặc dù các yếu tố vĩ mô đang ủng hộ xu hướng tăng của TTCK, nhưng về quan điểm kỹ thuật, vẫn còn nhiều điều cần phải bàn tới.

Rung lắc

Khi VN-Index chật vật tăng điểm trong các phiên đầu tuần, HNX-Index lại rơi tự do trong phiên thứ tư, mức giảm mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua. Áp lực chốt lời rất lớn sau khi TTCK đã tăng rất mạnh kể từ giữa tháng 8, khiến khối lượng và giá trị giao dịch liên tục lập các kỷ lục mới trong năm nay. Trong phiên hôm thứ tư, giá trị giao dịch của mỗi sàn đều đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Với mức đóng cửa ở 470,67 hôm qua, VN-Index chỉ tăng nhẹ 2,3% so với mức đóng cửa cuối tuần trước, khiêm tốn so các tuần tăng mạnh trước đó. Trong khi đó, HNX-Index tỏ ra tiêu cực hơn khi giảm nhẹ -0,5% và đang được giao dịch ở mức 76,37.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, MSN… tiếp tục dẫn đầu về mức tăng của tuần này, hỗ trợ không nhỏ cho khả năng giữ giá của VN-Index. Trong khi đó, ngoài một số mã vốn hóa trung bình như VSP, SHS, WSS, PVA … giữ được đà tăng “đáng sợ” của mình thì đa số các cổ phiếu trên HNX đều không tránh khỏi xu thế chung.

Trong 4 phiên vừa qua, khối ngoại chủ yếu bán ròng và tăng dần khi TTCK lên cao. Tổng giá trị bán ròng cho đến phiên hôm qua là khoảng 474 tỷ đồng. Bên cạnh mã bán ròng quen thuộc là VIC, một số mã như FPT, HSG, TTP, PGS … cũng bị bán mạnh trong tuần này. Phía bên mua vẫn là MSN, BVH, PNJ... Đặc biệt, sau khi bán ròng VCG liên tục thời gian trước, khối ngoài đã quay trở lại mua ròng mã này trong các phiên vừa qua. Ngoài ra, SSI trở thành tâm điểm khi room cho khối ngoại chỉ còn khoảng 500.000 cổ phiếu, tương đương 0,3%.

Đồng hành với khối ngoại, khối tự doanh của các công ty chứng khoán cũng liên tục bán ròng, một phần đến từ các hợp đồng ủy thác đầu tư trong thời gian trước. Ngoài ra, các CTCK cũng chưa vội giải ngân do TTCK đang tăng khá nóng.

Nỗi lo lạm phát quay lại.

Ngay sau khi NHNN bắt buộc các NHTM tuân thủ mức trần lãi suất huy động 14% bằng các biện pháp trừng phạt rất mạnh tay, hầu hết các NHTM đều đã nghiêm túc thực hiện. Đây là tín hiệu tốt, giúp cho việc giảm lãi suất cho vay khả thi hơn.

Sau BIDV, Vietcombank mới đây tung ra chương trình cho vay xuất khẩu thủy sản và chế biến, xuất khẩu gỗ giá trị 4.000 tỷ đồng với lãi suất rất thấp là 16%. Mặc dù, các chương trình cho vay lãi suất thấp liên tục được tung ra, nhưng giá trị là không lớn nên doanh nghiệp chưa hẳn đã dễ dàng tiếp cận được.

Ngoài ra, “miếng võ” cạnh tranh bằng lãi suất huy động của các NHTM nhỏ không còn, khiến một xu hướng rút tiền đang dần xuất hiện và kéo theo là căng thẳng về thanh khoản ở các ngân hàng này. Trong tuần trước (5 đến 9-9), NHNN đã bơm ra khoảng 21.000 tỷ đồng trên OMO. Nhưng như thế dường như chưa đủ khi lãi suất liên ngân hàng vẫn còn giữ ở trên mức 14% trong mấy ngày vừa qua.

Sau khi xăng dầu trong nước được giảm khoảng 300-500 đồng/lít  ngày 26-8, EVN lại rục rịch yêu cầu tăng giá điện vì liên tục “lỗ”. Nếu thành hiện thực, mối lo lạm phát cao lại tiếp tục quay lại, đe dọa nỗ lực kiểm soát lạm phát dưới mức 17-18% của Chính phủ.

Thị trường dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật

Ngay sau khi hình thành cây nến Doji trong phiên thứ Ba, một cây nến đảo chiều khác là Shooting Star xuất hiện với khối lượng giao dịch lớn. Điều này cho thấy áp lực bán rất lớn mặc dù bên mua vẫn duy trì sức mạnh.

Nhiều khả năng VN-Index sẽ đi vào sóng điều chỉnh trong các phiên tới, hoặc ít nhất là đi ngang tích lũy và có thể kéo dài 1-2 tuần tới. Nếu điều chỉnh, VN-Index có thể quay về mức 450 hoặc xa hơn là ngưỡng kháng cự cũ 430, tương ứng với các mức Fibonacci  23,6% và 50%.

Tuy nhiên, vấn đề hiện tại là rất khó để xác định VN-Index đã vượt ngưỡng kháng cự mạnh 450-460 hay chưa.  Sự tác động mạnh của BVH và MSN khiến VN-Index đang bị “méo mó”. Mặc dù VN-Index đang giao dịch trên ngưỡng 450-460 nhưng khi quan sát cụ thể từng mã cổ phiếu thì đa số vẫn đang chật vật với ngưỡng kháng cự tương ứng của mình. Do đó, có thể, dù khả năng nhỏ, VN-Index chưa thật sự chuyển qua xu hướng tăng mà có thể sẽ đi ngang phân phối rồi giảm trở lại sau đó.

Tiêu cực hơn VN-Index, sau khi có phiên giảm mạnh hôm thứ Tư và hình thành mô hình đảo chiều Engulfing, HNX-Index tiếp tục mất điểm trong phiên hôm qua. Chỉ số này có thể điều chỉnh về mức 73, tương ứng Fibonacci 50%.

Hiện tại HNX-Index vẫn chưa xác định một xu hướng tăng khi chưa thể vượt qua được ngưỡng kháng cự ở 82-83, tương ứng mức đỉnh trước đó. Như vậy, rất có thể HNX-Index đang đảo chiều chứ không dừng ở mức điều chỉnh. Nếu vậy, chỉ số này có thể quay về mức hỗ trợ mạnh 65-66.

Bên cạnh đó, vấn đề của HNX-Index đưa ra vấn đề chung cho TTCK Việt Nam. Hai chỉ số VN-Index và HNX-Index cần phải đi song hành để xác định một xu hướng chung cho TTCK. Do đó, về mặt kỹ thuật, còn khá sớm để khẳng định TTCK đã bắt đầu giai đoạn tăng trưởng. Chỉ báo đo lường số cổ phiếu đang giao dịch dưới đường MA200 hiện đang dưới mức 10%, cho thấy TTCK vẫn đang trong giai đoạn quá bán, tích lũy. Chúng tôi cho rằng giai đoạn này có thể tiếp tục kéo dài trong vài tháng tới.

Trong thời điểm nền kinh tế gần như tràn ngập toàn tin tức xấu, NHNN đã nỗ lực đẩy lãi suất cho vay xuống mức

Lời kết

17-19% bằng các biện pháp hành chính và kinh tế, nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp thúc đẩy TTCK hồi phục. Phản ứng với điều này, TTCK đã tăng rất mạnh trong hơn 1 tháng qua, phần nào cho thấy hiệu quả của các nỗ lực của NHNN. Tuy nhiên, ở góc độ phân tích kỹ thuật, vẫn còn nhiều rào cản trước mắt mà TTCK cần phải vượt qua.

Các tin khác