ORS mập mờ dòng tiền

Quý III vừa qua, CTCK Phương Đông (ORS) đạt gần 43 tỷ đồng doanh thu thuần, khoảng 1,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nhưng khoản mục “tiền gửi của công ty” tại thời điểm 31-8 lại có số dư lên đến hơn 1.070 tỷ đồng, gấp gần 11 lần so với thời điểm 30-6, đã đặt ra nhiều nghi vấn cho cổ đông và NĐT.

Quý III vừa qua, CTCK Phương Đông (ORS) đạt gần 43 tỷ đồng doanh thu thuần, khoảng 1,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nhưng khoản mục “tiền gửi của công ty” tại thời điểm 31-8 lại có số dư lên đến hơn 1.070 tỷ đồng, gấp gần 11 lần so với thời điểm 30-6, đã đặt ra nhiều nghi vấn cho cổ đông và NĐT.

Cuối quý II, ORS có hơn 1.480 tỷ đồng các khoản phải thu khác (ngắn hạn), nhưng đến cuối quý III khoản này đã đột ngột giảm hơn 1.200 tỷ đồng, xuống chỉ còn  hơn 240 tỷ đồng. Khoản mục các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác từ gần 1.490 tỷ đồng cuối quý II cũng giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 170 tỷ đồng vào cuối quý III.

Những thống kê trên gợi mở về khả năng ORS đã thực hiện việc công nợ tốt (khoản phải thu giảm) và đồng thời đem số tiền này đi trả nợ (khoản phải trả giảm). Mặc dù vậy, ORS lại không thuyết minh rõ các khoản mục này. Chẳng hạn cuối quý II chiếm tỷ trọng lớn “phải trả, phải nộp ngắn hạn khác” đó là “phải trả vốn cho các công ty”, nhưng không rõ  vốn ở đây là vốn gì? Của công ty nào?

Nhiều NĐT đang đặt ra nghi vấn với báo cáo quý III của ORS. Ảnh: LÃ ANH

Nhiều NĐT đang đặt ra nghi vấn với báo cáo quý III của ORS. Ảnh: LÃ ANH

Theo nguyên tắc hạch toán kế toán, khi tài sản tăng, nguồn vốn sẽ tăng theo tương ứng. So với quý II, ở quý III trong phần tài sản ORS đã có thêm gần 1.000 tỷ đồng tại khoản mục “tiền gửi của công ty”, nhưng đồng thời trong phần nguồn vốn cũng xuất hiện khoản mục “phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán” có giá trị 1.060 tỷ đồng.

Do ORS không thuyết minh, nên nhiều người đặt câu hỏi phải chăng 2 khoản mục vừa nêu có phải là đối ứng của nhau? Nếu đúng như vậy, thực chất nguồn tiền tăng thêm không phải của ORS mà là của khách hàng nào đó “gửi tạm” để chuẩn bị giao dịch chứng khoán hay thực hiện một nghiệp vụ khác.

Nhưng ORS chỉ là một CTCK thường thường bậc trung, không có lợi thế cạnh tranh đặc biệt, ngoài ra TTCK hiện nay cũng diễn biến không thuận lợi, nên việc đột ngột có một số tiền lớn của khách hàng lại gây khó hiểu.

Do đặc thù hoạt động, người này gửi tiền, người kia rút tiền liên tục diễn ra, số dư tiền của các CTCK cũng liên tục biến động. Vì vậy, chưa chắc dòng tiền tại thời điểm cuối quý lớn đồng nghĩa với việc CTCK có nhiều tiền.

Theo một số chuyên gia kế toán, nếu muốn CTCK có thể “xoay” ở đâu đó một cục tiền lớn vào cuối quý để làm đẹp BCTC, sau đó tiến hành trả lại. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra tại những thời điểm như quý I hay quý III, khi BCTC không được các đơn vị kiểm toán thẩm định.

Một số NĐT đã nói vui, rằng tình hình tài chính quý III của ORS tốt đến mức… khó tin. Trên thị trường, giá CP ORS đã có 3 phiên tăng liên tiếp từ 2.900 đồng/CP lên 3.4000 đồng/CP. Rốt cuộc ORS tăng vì điều gì?

Do ORS không “dính dáng” gì đến trùm lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (trước đây là thành viên HĐQT của ORS). Nhưng các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc này và cũng chỉ mới có ORS nói chứ chưa có kết luận cuối cùng.  

Các tin khác