Ngành nào tỏa sáng trong quý I-2012?

Theo dự báo 2 yếu tố chính tác động đến TTCK là lạm phát trong những tháng đầu năm 2012 có thể sẽ tái diễn và diễn biến của lãi suất khó có thể dự báo được. Do đó những ngành có hoạt động kinh doanh cốt lõi ổn định và chỉ số tài chính tốt sẽ có lợi thế trong quý đầu tiên của năm 2012.

Theo dự báo 2 yếu tố chính tác động đến TTCK là lạm phát trong những tháng đầu năm 2012 có thể sẽ tái diễn và diễn biến của lãi suất khó có thể dự báo được. Do đó những ngành có hoạt động kinh doanh cốt lõi ổn định và chỉ số tài chính tốt sẽ có lợi thế trong quý đầu tiên của năm 2012.

Nhóm ngành được đánh giá có nhiều triển vọng nhất là khai khoáng, đường và dược phẩm. Theo phân tích, những ngành này đang có tỷ suất lợi nhuận trước thuế cao nhất trên thị trường, tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn ở mức thấp. Do đó rủi ro về tài chính sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Trong nhóm ngành này, khai khoáng là một trong những ngành nhận được sự kỳ vọng của NĐT bởi tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn cao hơn so với mức bình quân chung của thị trường.

CP ngành dược được coi như CP “phòng vệ” an toàn trước những biến động chung của thị trường. Không những thế, dược là ngành có tốc độ phát triển tương đối ổn định.

Tốc độ phát triển (dựa trên giá trị sản xuất) của ngành này trong những năm gần đây đều đạt từ 16-18% nhờ nhu cầu về thuốc ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tỷ trọng sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đã được cải thiện đáng kể.

Một điểm đáng chú ý là sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, nhu cầu luôn được duy trì tăng trưởng ở mức cao và ít biến động lớn ngay cả khi kinh tế suy thoái. Ngoài ra, ngành dược còn được hưởng lợi từ sự bảo hộ của Nhà nước như một nhóm ngành thiết yếu và góp phần phục vụ an sinh xã hội.

Cao su là ngành có lợi thế trong năm 2012. Ảnh: LÃ ANH

Cao su là ngành có lợi thế trong năm 2012. Ảnh: LÃ ANH

Doanh nghiệp ngành đường là một trong số ít những doanh nghiệp có CP niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay với tỷ suất sinh lợi cao, hệ số nợ thấp và thu hút được sự chú ý của các NĐT trên thị trường. CP ngành đường cũng là một trong những CP có mức độ giữ giá tương đối tốt trong thời gian qua, khi mức sụt giảm giá trong năm 2011 chỉ xấp xỉ 15%, thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm chung của thị trường.

Một điểm tích cực khác đối với CP ngành sản xuất đường là phần lớn công ty thuộc ngành có hệ số nợ tương đối thấp, do đó rủi ro về tài chính sẽ ít hơn so với các ngành khác. Mùa vụ sản xuất mía từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, các tháng còn lại không có mía nguyên liệu để sản xuất sẽ tiêu thụ lượng hàng hóa trong kho.

Như vậy, ngay trong quý I-2012 các doanh nghiệp ngành mía đường sẽ không thiếu hụt nguồn cung sản phẩm. Mùa vụ cuối năm và Tết Nguyên đán cũng là thời điểm sản lượng tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất trong năm, nên đây là thời điểm lợi nhuận của các công ty trong ngành mía đường đạt mức cao nhất.

Nhóm ngành triển vọng khác là bất động sản, xây dựng và cao su. Mặc dù hiện nay chưa phải là thời điểm thuận lợi cho ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng (không bao gồm sản xuất và kinh doanh thép) do những khó khăn trong nền kinh tế khiến cầu giảm và chi phí tài chính khá lớn.

Tuy nhiên, xét về dài hạn đây vẫn là những ngành còn tiềm năng tăng trưởng khi nhu cầu thực ở những thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM vẫn ở mức cao. Hơn nữa, bản thân ngành bất động sản cũng có sự phân hóa mạnh với nhóm CP tốt là những những DN có cơ cấu vốn vay thấp, phân khúc sản phẩm trung bình.

Phía còn lại là những doanh nghiệp sử dụng vốn vay cao nhưng phân khúc sản phẩm cao cấp. Cao su là ngành có hệ số nợ thấp và chủ yếu là nợ ngắn hạn nên chi phí lãi vay không đáng kể, lợi nhuận biên của ngành cũng khá tốt. Đây chính là lợi thế không nhỏ của ngành này trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Trái ngược với các nhóm ngành trên, nhóm ngành sản xuất ô tô, nhựa và thép lại nhận dự báo không mấy sáng sủa trong quý I năm nay. Nguyên do là CP của những ngành này tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thấp khi so với những ngành hiện đang có CP niêm yết trên TTCK.

Đặc biệt, hệ số nợ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này khá cao khiến rủi ro tài chính cao hơn so với những ngành khác. Mức giá thị trường đang trả cho những ngành này đang cao hơn mức giá của những CP có độ an toàn và khả năng sinh lời khác trên thị trường.

Các tin khác