Lỗ hổng cầm cố

Theo quy trình thông thường, hợp đồng cầm cố chứng khoán được NĐT ký kết với ngân hàng (NH), sau đó NH sẽ gửi lệnh phong tỏa cho CTCK, nơi khách hàng mở tài khoản và lưu ký chứng khoán. Khi CP giảm về một ngưỡng giới hạn quy định buộc NĐT hoặc phải đóng thêm tiền, nếu không NH sẽ xử lý bằng cách bán ra.

Về việc xử lý, NH sẽ trực tiếp theo dõi hoặc sẽ ghi trong điều khoản hợp đồng giao việc này cho CTCK. Trong trường hợp nếu CTCK xử lý không kịp, hoặc khi bán ra phần tiền thu về thấp hơn so với số tiền NH cho NĐT vay, phần lỗ CTCK sẽ phải chịu.

Tuy nhiên, muốn có tiền nhanh để đánh chứng khoán, đồng thời đánh trúng tâm lý CTCK cần khách hàng, nhiều NĐT đem CP của mình cầm cố tại CTCK thay vì NH để… lướt sóng thông qua hợp đồng được “ngụy trang” dưới hình thức “hợp tác đầu tư”.

Câu chuyện sẽ bình thường nếu việc đầu tư suôn sẻ, nhưng sẽ là bất bình thường khi thị trường suy giảm, việc giữ giá CP không đơn giản chút nào. Bởi sau mỗi đợt suy giảm CTCK sẽ tiến hành xử lý tài khoản của cổ đông này bằng cách bán ra một lượng CP nhất định hoặc làm lại một hồ sơ “hợp tác đầu tư khác”.

Lỗ hổng ở đây là số CP cầm cố lúc này là của cổ đông, nếu CTCK buộc phải tiến hành giải chấp phải công bố thông tin. Tuy nhiên đa phần trong trường hợp này hầu như CTCK không công bố rõ ràng, nhà đầu tư bên ngoài đã bị che mắt.

Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều CTCK “chết” trong giai đoạn tháng 5 vừa qua khi thị trường lao dốc dưới áp lực giải chấp.

Các tin khác