Lắng nghe ý kiến cổ đông

“ĐHCĐ là nơi tôi cùng ban lãnh đạo công ty có thể nghe được những ý kiến thẳng thắn, thiết thực nhất. Vì vậy, tôi rất mong quý cổ đông tích cực góp ý cũng như phê phán, chê trách nếu chúng tôi có khuyết điểm”. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC), phát biểu trước khi bắt đầu phần thảo luận và trao đổi tại ĐHCĐ thường niên 2012 của công ty.

“ĐHCĐ là nơi tôi cùng ban lãnh đạo công ty có thể nghe được những ý kiến thẳng thắn, thiết thực nhất. Vì vậy, tôi rất mong quý cổ đông tích cực góp ý cũng như phê phán, chê trách nếu chúng tôi có khuyết điểm”. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC), phát biểu trước khi bắt đầu phần thảo luận và trao đổi tại ĐHCĐ thường niên 2012 của công ty.

Cảm ơn ý kiến cổ đông

Một cổ đông lâu năm nhắc lại phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Anh trên báo ĐTTC vào ngày 1-12: “Nếu SMC tiến hành mua CP quỹ tức là thu lãi trên lưng cổ đông và đây là điều không nên làm”. Theo cổ đông này, SMC hoạt động hiệu quả, minh bạch nhưng giá CP lại giống như CP của doanh nghiệp  thua lỗ, nếu duy trì tình trạng này là không nên.

Vì vậy, cho dù công ty đã phát hành với giá 2.3 (năm 2010) cho cổ đông thì bây giờ nếu mua CP quỹ lại với mức giá trên dưới 1.0 cổ đông sẵn sàng chấp nhận. Kết thúc ý kiến, cổ đông này phê bình Chủ tịch HĐQT vì đã không mua CP quỹ.

Cảm ơn ý kiến của cổ đông, nhưng ông Nguyễn Ngọc Anh vẫn bảo lưu quan điểm không mua CP quỹ, đồng thời cũng chia sẻ nỗ lực mua vào CP của cổ đông để góp phần ổn định giá CP cho công ty. Các cổ đông nội bộ SMC khi đã quyết định mua vào và công bố mua bằng được, mua đầy đủ.

Riêng ông Nguyễn Ngọc Anh, trong thời gian qua mỗi khi nhận được tiền cổ tức của công ty đều đem ra để mua CP. Nếu trong năm 2012, công ty kinh doanh hiệu quả trong những tháng đầu năm và tiến hành tạm ứng cổ tức, ông sẽ lại tiếp tục sử dụng tiền mua vào CP thay vì sử dụng nguồn lực của công ty để giữ giá CP.

Ngân hàng đừng xem ngành thép là tội đồ

Với kế hoạch kinh doanh bao gồm sản lượng thép tiêu thụ 600.000 tấn, doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng. Tại đại hội, ông Nguyễn Ngọc Anh cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ của quý I với sản lượng 118.900 tấn, doanh thu 1.899,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,8 tỷ đồng.

Như vậy, sau 1/4 chặng đường của năm 2012, SMC chỉ mới hoàn thành 16% kế hoạch, trong khi quý I các năm trước lợi nhuận thường khả quan hơn.

Cổ đông biểu quyết các tờ trình, chủ trương được HĐQT SMC đề xuất.

Cổ đông biểu quyết các tờ trình, chủ trương được HĐQT SMC đề xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết, áp lực dành cho bộ phận kinh doanh của SMC là vô cùng lớn. Bản thân ông cũng rất day dứt vì kế hoạch 80 tỷ đồng lợi nhuận vào năm trước không hoàn thành. Đây là lần đầu tiên SMC không hoàn thành kế hoạch kinh doanh, vì vậy năm 2012 bằng mọi giá phải đạt được.

80 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nếu tính trên vốn điều lệ 295,18 tỷ đồng của SMC là khá ổn, nhưng nếu tính trên vốn chủ sở hữu của SMC lên đến 570,81 tỷ đồng thì vẫn còn phải cải thiện. Với cơ cấu nguồn vốn hiện nay, lợi nhuận phải đạt mốc 100 tỷ đồng trở lên ông mới thực sự hài lòng.

Trong số khách mời đến tham dự ĐHCĐ của SMC, đáng chú ý có hàng loạt các ngân hàng lớn. Ông Nguyễn Ngọc Anh phân tích, sức mạnh của SMC từ khi cổ phần hóa đến nay được tổng hợp từ 2 nguồn: sản xuất kinh doanh và tài chính. Để củng cố sức mạnh tài chính, việc mở rộng, duy trì mối quan hệ với các ngân hàng trên cơ sở hợp tác, tôn trọng mà cụ thể là việc trả nợ cả lãi lẫn gốc phải nghiêm chỉnh.

“Hiện nay, 10 ngân hàng nghe đến ngành thép thì 8-9 ngân hàng lắc đầu, ngân hàng còn lại quay đi chỗ khác. Không phải ngành thép không có “tội” vì vẫn có trường hợp vay vốn ngân hàng, nhập hàng để đầu cơ, đúng lúc giá xuống, thua lỗ rồi “bỏ chạy” khiến các NH vất vả. Nhưng khó khăn không chỉ có ngành thép và khó khăn không có nghĩa là bế tắc. Riêng SMC cho đến thời điểm hiện nay vẫn đang hoạt động hiệu quả. SMC luôn công khai minh bạch hoạt động của mình và đây là cơ sở quan trọng để cùng với các cổ đông, đối tác tìm ra cách giải quyết, dung hòa lợi ích chung” - ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh.

 Mở rộng đầu tư, đón thêm NĐT ngoại

Về chủ trương gia tăng số lượng thành viên HĐQT của SMC từ 5 hiện nay lên 6, các cổ đông cũng có rất nhiều ý kiến đáng chú ý. Theo đó, một tổ chức của Nhật Bản sẽ tiến hành mua trên TTCK để đạt được tỷ lệ sở hữu 5% và sau đó SMC sẽ tiến hành xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để bổ sung đại diện của tổ chức này vào HĐQT. Về tổ chức này, ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết đây là một tập đoàn lớn của Nhật Bản, có thế mạnh trong việc vận hành các nhà máy cơ khí thép (coil center) tại nhiều quốc gia.

Đích thân ông Nguyễn Ngọc Anh đã đến tham khảo công nghệ, cũng như hoạt động của các coil center tại một số quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản và tin rằng việc có thêm cổ đông này sẽ hỗ trợ cho chiến lược xây dựng và củng cố hệ thống coil center của SMC vốn đang hoạt động rất hiệu quả trong những năm gần đây.

SMC chủ trương không cạnh tranh trong nước mà phải là các đối thủ từ nước ngoài và thị phần ngoài nước. Riêng trong năm 2012, mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhưng với chiến lược “siết chặt kỷ cương, tăng cường hệ thống” mà toàn thể công ty đã thống nhất thực hiện, SMC có đầy đủ cơ sở để vượt khó về đích.

Ông NGUYỄN NGỌC ANH,
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ SMC

Một cổ đông đặt vấn đề: Với một đối tác tốt như vậy, tại sao SMC không phát hành riêng lẻ luôn 10% để có thể huy động được nhiều nguồn vốn hơn?

Ông Nguyễn Ngọc Anh nói: Hiện tại, SMC đang lập đối tác liên doanh với Sumitomo, cũng là một tập đoàn của Nhật Bản, vì vậy nếu phát hành riêng lẻ sẽ không thật sự phù hợp trong việc dung hòa lợi ích cũng như văn hóa kinh doanh với các đối tác này. Bên cạnh đó, HĐQT của SMC cũng phải cân nhắc để luôn giữ được thế chủ động của ban lãnh đạo với các đối tác nước ngoài, các cổ đông lớn.

Cũng liên quan đến hệ thống coil center, HĐQT SMC đã trình đại hội chủ trương xây dựng thêm một nhà máy tại khu vực TPHCM, địa điểm dự kiến tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc hoặc Tân Tạo. Tổng vốn đầu tư dự tính sẽ là 100 tỷ đồng, trong đó 1/3 nguồn vốn từ thuê tài chính dành cho các máy móc thiết bị với thời hạn 3-5 năm; nguồn thứ hai từ việc trích khấu hao của SMC trong năm 2012 khoảng 35 tỷ đồng và còn lại vay ngân hàng.

Việc SMC dự tính đầu tư thêm coil center chính là để tiếp tục chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm, nâng dần tỷ trọng các loại thép dẹt bao gồm thép tấm cán nóng, thép lá cán nguội, lá mạ nhằm hướng đến mục tiêu đạt sản lượng tiêu thụ 800.000 tấn vào năm 2015.

Các tin khác