Dòng tiền 2011 có thực sự "thông minh"?

Năm 2011 chứng kiến dòng tiền đổ nhiều vào hàng tiêu dùng, bất động sản, xây dựng nhưng chỉ số chung của các nhóm ngành này đều sụt giảm.

Dòng tiền đổ nhiều vào tài chính, bất động sản

Biến động mạnh nhất và cũng là ngành có dòng tiền khớp lệnh “đổ vào” nhiều nhất là ngành tài chính, bất động sản và xây dựng.

Ngành tài chính bao gồm các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Đồng thời, dòng tiền thỏa thuận cũng “đổ vào” hai ngành này là lớn nhất. Riêng ngành Tài chính dòng tiền thỏa thuận “đổ vào” tăng đột biến trong 2 tháng cuối năm.

Trong năm, dòng tiền khớp lệnh “đổ vào” cổ phiếu của các công ty chứng khoán nhiều gấp đôi so với các ngân hàng, mạnh nhất là vào tháng 6 (gấp 3,52 lần). Ngược lại, dòng tiền thỏa thuận lại “đổ vào” cổ phiếu của các ngân hàng nhiều gấp 3,7 lần so với các công ty chứng khoán, mạnh nhất là vào tháng 8 (gấp 17 lần).

Ngành nông nghiệp và ngành hàng tiêu dùng là hai ngành có sự biến động về dòng tiến yếu nhất, có thể coi gần như không biến động. Ngành hàng tiêu dùng có dòng tiền thỏa thuận “đổ vào” lớn thứ 3 sau ngành tài chính, bất động sản và xây dựng chủ yếu là nhờ giao dịch của khối ngoại.

Y tế, viễn thông, công nghệ, dịch vụ là những ngành có dòng tiền “đổ vào” ít nhất. Ngành viễn thông dòng tiền khớp lệnh vào thấp nhất, trung bình chưa đạt 0,5 tỷ đồng/phiên. Trong năm 2010, dòng tiền “đổ vào” ngành này lại nhiều hơn, trung bình 3,8 tỷ đồng/phiên.

Liên tục 4 tháng đầu năm 2011, dòng tiền khớp lệnh vào thị trường đều sụt giảm, trung bình từ 2.500 tỷ đồng/phiên xuống còn 700 tỷ đồng/phiên (tháng 4/2011). Tháng 5, 6, 8 và 9 là những tháng dòng tiền hồi phục quay trở lại thị trường. Ngành công nghệ, dịch vụ, bất động sản và xây dựng, nguyên vật liệu được dòng tiền trở lại mạnh nhất. Ngành tài chính dòng tiền quay trở lại ở mức trung bình.

Biểu đồ dịch chuyển dòng tiền khớp lệnh giữa các tháng trong năm 2011 (trung bình/phiên, tỷ đồng)
Biểu đồ dịch chuyển dòng tiền khớp lệnh giữa các tháng trong năm 2011 (trung bình/phiên, tỷ đồng)
Biểu đồ dịch chuyển dòng tiền thỏa thuận giữa các tháng trong năm 2011 (trung bình/phiên, tỷ đồng)
Biểu đồ dịch chuyển dòng tiền thỏa thuận giữa các tháng trong năm 2011 (trung bình/phiên, tỷ đồng)

Chỉ số ngành bất động sản, xây dựng sụt giảm

Tháng 4-2011, ngành tài chính đã có dấu hiệu phục hồi thể hiện qua chỉ số của ngành này tăng từ mức dưới 100 lên trên 100. Ngành hàng tiêu dùng cũng tăng trở lại nhưng chưa đạt được mức của cuối tháng 1. Trong khi đó, tất cả các ngành khác điểm số vẫn sụt giảm và chưa có dấu hiệu của phục hồi ngay cả vào tháng 5, tháng đầu tiên dòng tiền chính thức trở lại thị trường.

Chỉ số của ngành bất động sản và xây dựng liên tục sụt giảm trong năm 2011. Mặc dù dòng tiền trở lại ngành này vào những tháng phục hồi đều ở mức cao. Dòng tiền “đổ vào” ngành này liên tục ở mức ổn định tính trung bình theo phiên, nhưng do chênh lệch khối lượng bán trung bình/phiên so với khối lượng mua trung bình/phiên trong 2 tháng cuối năm lớn nhất trong tất cả các ngành, nên chốt năm chỉ số giảm mạnh nhất trong tất cả các ngành, xuống dưới 50 điểm.

Ngành tài chính đứng ở vị trí thứ 4, sau ngành dịch vụ, y tế và hàng tiêu dùng. Khối lượng mua/phiên của ngành tài chính đa phần lớn hơn khối lượng bán/phiên (9/12 tháng trong năm). Nhóm cổ phiếu của các ngân hàng ít biến động trong năm, chỉ dao động trong khoảng 88-104 điểm, kết thúc năm ở mức 93 điểm. Nhóm cổ phiếu của các công ty chứng khoán biến động mạnh trong năm, dao động trong khoảng 39-100 điểm, và kết thúc năm ở mức thấp nhất 39 điểm, giảm 61% so với mức đầu năm 100 điểm.

Trong năm 2011, chỉ duy nhất ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng, tăng lên mức trên 120 điểm, tương ứng tăng trên 20% so với đầu năm. Những ngành còn lại đều sụt giảm xuống dưới mức khởi điểm đầu năm, dưới 100 điểm.

Nhìn vào ngành hàng tiêu dùng, bất động sản và xây dựng cho thấy không phải cứ dòng tiền “đổ vào” là điểm số tăng. Dòng tiền thông minh thực sự chỉ “đổ vào” những mã chứng khoán của những công ty thực sự “tốt”, có thông tin minh bạch.

Biểu đồ chỉ số ngành năm 2011 (thời điểm cuối mỗi tháng)
Biểu đồ chỉ số ngành năm 2011 (thời điểm cuối mỗi tháng)

Dòng tiền của khối ngoại đổ vào hàng tiêu dùng và tài chính

Ngành hàng tiêu dùng có dòng tiền mua ròng đột biến trong tháng 6, mua ròng trung bình 44,11 tỷ đồng/phiên do khối ngoại mua thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu KDC (145,6 tỷ đồng) vào ngày 15/6.
Nếu không tính ngành hàng tiêu dùng, khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong năm là ngành tài chính, bất động sản và xây dựng là lớn nhất (trung bình theo phiên).

Ngành tài chính khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong tháng 1, bán ròng mạnh nhất trong tháng 12 và giao dịch “rải đều” các tháng trong năm. Sau khi mua ròng liên tục trong 6 tháng đầu năm (trung bình đạt 8 tỷ đồng/phiên), cổ phiếu của các ngân hàng bắt đầu bị bán ròng từ tháng 7 (trung bình đạt 10 tỷ đồng/phiên) và mạnh nhất là vào tháng 12 (trung bình 31 tỷ đồng/phiên).

Cổ phiếu của các công ty chứng khoán khối ngoại mua ròng không đáng kể, mạnh nhất là vào tháng 8, 9 (trung bình 5 tỷ đồng/phiên).

Các tin khác