Đánh quả sàn Hà

Sau bài viết “Tái cấu trúc TTCK - hướng đến chất lượng, hiệu quả” và “Minh bạch hoạt động hướng đến tầm cao” trên ĐTTC số ra ngày 5-12, tòa soạn nhận được nhiều ý kiến phản hồi của NĐT đồng tình việc tái cấu trúc TTCK. ĐTTC xin trích đăng ý kiến của NĐT nguyễn Minh Hà:

Sau bài viết “Tái cấu trúc TTCK - hướng đến chất lượng, hiệu quả” và “Minh bạch hoạt động hướng đến tầm cao” trên ĐTTC số ra ngày 5-12, tòa soạn nhận được nhiều ý kiến phản hồi của NĐT đồng tình việc tái cấu trúc TTCK. ĐTTC xin trích đăng ý kiến của NĐT nguyễn Minh Hà:

So với HOSE, chất lượng hàng hóa tại HNX có phần kém hơn (do điều kiện niêm yết thấp hơn) nhưng biên độ dao động giá CP lại lớn hơn (±7% so với ±5%). Điều này đang biến HNX, thường được gọi là “sàn Hà”, trở thành một “sân chơi” ưa thích của giới đầu tư và có thể ảnh hưởng đến mục đích đầu tư dài hạn, bài bản tại đây.

Từ chỉ số đầu cơ

Có thể chia mức độ hấp dẫn của HNX thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu từ năm 2005 đến đầu năm 2009, HNX có vẻ kém hấp dẫn hơn HOSE. Giai đoạn kế tiếp từ khoảng cuối quý I-2009 đến hết năm 2010, lúc này HNX bắt đầu “lấy số” với dân đầu cơ bởi những “dòng họ CP” đồng loạt tăng, hoặc những CP nhỏ tăng hỗn hàng chục phiên liên tiếp.

Giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay, mặc dù TTCK sụt giảm nhưng với đặc thù của mình, HNX vẫn là nơi ưa thích và tạo cơ hội sinh lời cho không ít người. Có lẽ, những người quản lý HNX không hề mong muốn, nhưng đối với nhiều người, nhắc đến CP niêm yết tại HNX đa phần là những CP thiếu minh bạch, không chỉ CP nhỏ mà ngay cả ông lớn cũng vậy. Vinaconex (VCG) là một minh chứng tiêu biểu.

Thương hiệu, vị thế, vốn điều lệ đều rất lớn, nhưng chưa bao giờ VCG tạo ấn tượng cho NĐT bằng KQKD mà chủ yếu là những đợt sóng tăng, sóng giảm, tin đồn nhóm này đánh lên, nhóm kia xả hàng.

NĐT rất thích chọn sàn Hà để "đánh quả". Ảnh: LÃ ANH 

NĐT rất thích chọn sàn Hà để "đánh quả". Ảnh: LÃ ANH 

Nói theo ngôn ngữ của giới đầu cơ, doanh nghiệp càng “mờ ảo” trong công bố thông tin, biến động CP càng khó lường và đó là sự thu hút. Một chuyên gia chứng khoán đã đưa ra so sánh rất thú vị: Nếu yêu cầu NĐT có kinh nghiệm kể ra 10 CP có chất lượng tại HOSE, ngay lập tức những cái tên như VNM, DHG, CTG, VCB, MBB… sẽ nối đuôi nhau xuất hiện.

Nhưng nếu 10 CP có chất lượng tại HNX thì sau ACB, SHB, PVI… nhiều người có thể vất vả hơn để kiếm thêm. ACB, SHB, PVI... những CP có chất lượng tốt nhất tại HNX và biến động giá thường theo xu hướng ổn định và ngoài vòng “phủ sóng” của những “đội lái hay cá mập”. Nói đến CP mang tính “chỉ báo” của HNX, NĐT sẽ nghĩ ngay đến những cái tên VND, PVA, PVX… Do vậy, nếu nói rằng HNX Index là chỉ số “đầu cơ” thì cũng không có gì quá lời.

Đến sát phạt

Giai đoạn TTCK phục hồi trong năm 2009, tỷ lệ tăng giá của HNX dù có nhỉnh hơn HOSE, nhưng chênh lệch cũng không quá lớn. Lúc đó, CP họ Sông Đà tăng giá mạnh nhưng nhiều người vẫn còn chê là “bầy đàn” nên không muốn đầu tư. Tuy nhiên, sang đến năm 2010, ưu thế nghiêng về HNX rõ rệt.

Còn nhớ, giai đoạn quý II-2010, 2 ngôi sao đầu cơ ở HOSE và HNX lần lượt là MCG và PVA, tuy nhiên so về tỷ lệ tăng giá, MCG (niêm yết tại HOSE) tăng được gần 100% trong khi PVA (niêm yết tại HNX) tăng hơn 300%. Sau PVA, đến lượt PVX làm nên ưu thế tuyệt đối về sức hấp dẫn của họ CP Dầu khí trên TTCK.

Từ năm 2009 trở đi, không ít giai đoạn thanh khoản tại HNX tương đương HOSE, thậm chí còn cao hơn. Điều này cho thấy, một lượng không nhỏ NĐT gia nhập HNX để tìm kiếm cơ hội. Giám đốc một quỹ đầu tư lớn đã tếu táo rằng, thực lòng, dù được học hành bài bản, biết nhiều kỹ năng đầu tư, nhưng giao dịch CP tại HNX vẫn là một điều gì đó rất “xa lạ” đối với mình.

Anh cho biết, “đánh” CP tại HNX không phải là đầu cơ đơn thuần mà còn kết hợp cả với tin nội gián và nhiều kỹ năng khác nữa, vì vậy chỉ những người nào “đẳng cấp” thực sự mới có thể chơi CP tại HNX. Thực tế, không chỉ NĐT “đánh quả” mà chính lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết và CTCK cũng “đánh quả”. Thay vì niêm yết để nâng chất lượng hoạt động, củng cố tính minh bạch, đem lại lợi ích cho cổ đông, nhiều doanh nghiệp niêm yết dưới sự tư vấn của các CTCK tại HNX chỉ để lãnh đạo xả hàng hoặc làm giá CP.

Vẫn chưa ai quên nghi án hàng loạt CTCK lãnh phải “củ xả” của những tay đầu cơ cổ phiếu AAA. Từ một CP được đánh giá khá tốt (ngành nhựa, sản xuất bao bì) AAA trở thành một món hàng nóng của dân đầu cơ, còn NĐT giá trị có thích cũng chẳng dám. Và trong số nhiều lý do lý giải cho việc có gần 160 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng trở lên đang niêm yết tại HNX chưa hoặc không muốn chuyển vào HOSE, chắc hẳn phải có lý do để CP tại HNX có thể “đánh đấm” dễ dàng hơn.

Trong giai đoạn hiện nay, khi cơ hội sinh lời ngày càng khó khăn, chỉ cần CP nào “có mồi”, sự thu hút NĐT ngay lập tức tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, những CP có tính chất đầu cơ “đậm đặc” như PVA, PVX, VND… vẫn tồn tại sức hấp dẫn riêng biệt của mình.

Một so sánh đơn giản: PVA và MCG “nổi” cùng lúc trong năm 2010, nhưng hiện nay PVA vẫn có nhiều biến động, thông tin đủ khiến thị trường chú tâm, còn MCG hiện giờ “chìm nghỉm” trong mắt NĐT. Một NĐT lập luận: doanh nghiệp khó khăn, mua CP giữ dài hạn cổ tức hưởng có khi thấp hơn tiền gửi ngân hàng. Vì vậy, nếu đã đầu tư và tính đến chuyện sinh lãi lúc này nên chọn “hàng nóng” mà chơi.

Các tin khác