Có tiền nhàn rỗi vẫn nên đầu tư chứng khoán?

Với tỷ lệ lạm phát hiện nay, nếu người dân có tiền nhàn rỗi để không trong nhà, không đầu tư vào cái gì thì qua một năm, số tiền trong túi cũng tự dưng biến mất 1/5.

Với tỷ lệ lạm phát hiện nay, nếu người dân có tiền nhàn rỗi để không trong nhà, không đầu tư vào cái gì thì qua một năm, số tiền trong túi cũng tự dưng biến mất 1/5.

Trong tình hình lạm phát cao, lãi suất ngân hàng bị quy định trần 14%/năm ép xuống, giá vàng thì biến động thất thường, chứng khoán ảm đạm, bất động sản lại đóng băng... thì người dân có tiền nhàn rỗi nên đầu tư vào đâu?

Theo ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành, Tổng giám đốc một công ty địa ốc thì với tỷ lệ lạm phát hiện nay, nếu người dân có tiền nhàn rỗi để không trong nhà, không đầu tư vào cái gì thì qua một năm, số tiền trong túi cũng tự dưng biến mất 1/5.

Do đó, biện pháp tốt nhất để giữ giá trị đồng tiền trong túi của mình là phải đầu tư. Quan trọng là đầu tư vào đâu.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì người dân có tiền nên gửi tiết kiệm VNĐ bởi “VNĐ đang là kênh an toàn nhất hiện nay trong bối cảnh lạm phát đang đà giảm, các kênh đầu tư khác thì kém hấp dẫn và rủi ro cao”.

Lý lẽ ngân hàng nhà nước đưa ra là: “Lãi suất huy động VNĐ đang được các ngân hàng áp dụng với mức trần 14%/năm cho các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 1%/tháng thì gửi tiết kiệm không chỉ là nơi “tạm trú” đối với nhiều nhà đầu tư từ lâu nay, mà còn là kênh đầu tư hiện có lãi suất “thực dương”.

Còn các lĩnh vực đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản thì Ngân hàng Nhà nước cho là “không mấy khả quan”. Bởi sau hàng loạt các biện pháp quản lý thị trường vàng của cơ quan chức năng, giá vàng đã không còn hấp dẫn giới đầu cơ.

Giá USD gần đây cũng tương đối ổn định. Chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do với thị trường chính thức đã thu hẹp so với trước.

Thị trường chứng khoán thiếu thông tin tích cực hỗ trợ tăng giá, giá trị giao dịch thấp, nhà đầu tư nản lòng. Thị trường bất động sản cũng không mấy sáng sủa khi mà nhiều công ty bất động sản không đẩy được hàng đi trước thời điểm các ngân hàng thu hồi nợ.

Theo các chuyên gia tài chính, thời điểm này không nên đầu tư vào vàng vì giá vàng biến động quá thất thường, giá trong nước lại luôn cao hơn giá thế giới, tiềm ẩn rủi ro rất cao cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, tuy nhiên, kênh đầu tư VNĐ có được coi là an toàn và có lãi suất thực dương hay không còn phụ thuộc vào khả năng kiềm chế lạm phát của Chính phủ, vốn vừa đạt mục tiêu kéo lạm phát năm 2012 xuống dưới 10%.

Riêng đối với thị trường chứng khoán, theo ông Thành, trong bối cảnh hiện nay thì vẫn nên đầu tư vào thị trường này vì khả năng sinh lợi rất cao do mua được giá thấp. Điều quan trọng nhất là phải nghiên cứu lựa chọn đầu tư vào những công ty có căn cơ, khó bị phá sản. Chỉ cần gắng qua giai đoạn khó khăn, kinh tế khởi sắc thì các mã chứng khoán này sẽ sinh lời không tưởng được.

Còn về thị trường bất động sản trong bối cảnh đóng băng kéo dài và nhiều người đặt dấu hỏi về khả năng đổ vỡ, ông Thành cho là còn những khe cửa hẹp; Đó chính là dòng bất động sản để dành (đất nền) và dòng bất động sản khai thác (căn hộ dịch vụ).

Theo đó, dòng bất động sản để dành sẽ giúp người dân bảo toàn vốn và có khả năng sinh lợi. Còn dòng bất động sản khai thác thì không chỉ có thể bảo toàn vốn mà còn có khả năng sinh lợi nếu nhà đầu tư lựa chọn đúng những khu vực có nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ cao.

Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính đều khuyến cáo: “Điều kiện quan trọng nhất cho người muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản hiện này là bạn phải có vốn nhàn rỗi”. Những ai áp dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư trong giai đoạn hiện nay sẽ đối mặt với rủi ro rất cao vì áp lực lãi suất vay ngân hàng và tình hình giao dịch kém.

Các tin khác