Chuyển đổi trái phiếu REE - Xung đột về giá

Ngày 15-7-2011, REE (CTCP Cơ điện lạnh REE) chốt danh sách trái chủ sở hữu trái phiếu phát hành vào ngày 2-8-2010 để thực hiện chuyển đổi sang CP vào ngày 2-8-2011. Vấn đề đáng nói ở đây là trái phiếu này bắt buộc phải chuyển đổi với tỷ lệ 1:72, tức tương đương với giá chuyển đổi 13.900 đồng/CP, trong khi thị giá của REE vào cuối tuần qua chỉ còn 11.100 đồng/CP.

Ngày 15-7-2011, REE (CTCP Cơ điện lạnh REE) chốt danh sách trái chủ sở hữu trái phiếu phát hành vào ngày 2-8-2010 để thực hiện chuyển đổi sang CP vào ngày 2-8-2011. Vấn đề đáng nói ở đây là trái phiếu này bắt buộc phải chuyển đổi với tỷ lệ 1:72, tức tương đương với giá chuyển đổi 13.900 đồng/CP, trong khi thị giá của REE vào cuối tuần qua chỉ còn 11.100 đồng/CP.

Lỗ đúp

Như vậy các trái chủ buộc phải chuyển đổi với giá cao hơn thị giá trên 20%, thêm vào đó là rủi ro về thời gian chờ đợi để số CP được chuyển đổi này hoàn tất các thủ tục đăng ký, lưu ký và niêm yết bổ sung. Bởi khi số CP này về đến tài khoản của NĐT rủi ro pha loãng sẽ tăng lên do lượng cung CP của REE tăng đột biến trên thị trường.

Rõ ràng các trái chủ đã mua trái phiếu REE vào lúc phát hành đương nhiên sẽ cảm thấy bức xúc, vì họ buộc phải chuyển đổi mà không có lựa chọn nào khác, trong khi một trong những đặc tính của trái phiếu chuyển đổi là cho phép trái chủ có quyền lựa chọn chuyển đổi hoặc không chuyển đổi vào thời điểm đáo hạn.

Thời gian hơn một năm trước đây, trong bản cáo bạch của REE tại thời điểm phát hành, đơn vị bảo lãnh phát hành là SSI (CTCK Sài Gòn) đã lý luận rằng phương án phát hành và chuyển đổi là an toàn và có tính khả thi cao, vì giá trị sổ sách dự tính của REE tại thời điểm chuyển đổi sẽ cao hơn 13.900 đồng/CP.

Tại thời điểm đó NĐT mua trái phiếu chuyển đổi không thể ngờ CP của REE hiện nay có thị giá chỉ còn 11.100 đồng/CP. Ở đây không bàn đến vấn đề yếu kém trong việc phân tích dự báo thị trường của SSI, nhưng với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi bắt buộc chuyển đổi vào thời điểm đáo hạn lại không tính đến khoản lùi (rủi ro thị trường), điều này đồng nghĩa với việc REE phát hành “CP tương lai” với giá 13.900 đồng/CP, người mua phải đóng tiền ngay tại thời điểm phát hành nhưng nhận được CP vào một năm sau cùng với cổ tức là 8% x 13.900 đồng/CP.

Như vậy, NĐT mua trái phiếu chuyển đổi của REE  xem như mua cái lỗ và là lỗ đúp: lỗ về giá và lãi suất (cổ tức chỉ có 8%/năm trong khi lãi suất ngân hàng “bèo” lắm cũng 14%/năm).

Đánh lận con đen?

Có thể nói về bản chất của việc phát hành trái phiếu buộc phải chuyển đổi như trường hợp của REE là việc phát hành “CP trong tương lai”, nhưng đơn vị phát hành lại dùng hình thức là phát hành trái phiếu buộc phải chuyển đổi để được cổ đông và NĐT mua trái phiếu tại thời điểm phát hành dễ chấp nhận hơn, đồng thời tránh được rủi ro pha loãng quá mức ngay tại thời điểm phát hành nếu đơn vị phát hành chọn giải pháp phát hành CP.

Đơn vị phát hành trong trường hợp này đã dùng một công cụ có tính quyền chọn như trái phiếu chuyển đổi, mà mọi người thường hiểu rằng nó cho phép trái chủ được chọn chuyển đổi hay không tại thời điểm đáo hạn, nhưng lại khéo léo tước mất đặc tính được quyền chọn lựa có chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, đã gây ra nhiều bức xúc trong các NĐT.

Bởi tại thời điểm gần ngày chuyển đổi giá chuyển đổi cao hơn rất nhiều so với thị giá, đặc biệt là NĐT nhỏ lẻ đã chịu nhiều thiệt hại trong hơn 1 năm qua. Thiết nghĩ, NĐT cần lưu ý đến các trường hợp phát hành như thế này trong tương lai, cơ quan quản lý cũng có thể xem xét lại hình thức phát hành “núp bóng” kiểu này để tránh thiệt thòi quyền lợi của NĐT, đặc biệt là NĐT nhỏ lẻ.

Các tin khác