Các quỹ đầu tư thâu tóm ảo?

Tin đồn về chuyện 5 quỹ đầu tư VF1, VF4, VFA, BF1, PF1 đang niêm yết tại HOSE bị thâu tóm đã có từ rất lâu. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn chưa xuất hiện. Vì sao?

Tin đồn về chuyện 5 quỹ đầu tư VF1, VF4, VFA, BF1, PF1 đang niêm yết tại HOSE bị thâu tóm đã có từ rất lâu. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn chưa xuất hiện. Vì sao?

Mập mờ thông tin

Từ ngày 12-8 đến 16-9, CTCP Đầu tư Hà Việt đăng ký mua 100.000 chứng chỉ quỹ (CCQ) MAFPF1 (PF1) do Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife Việt Nam quản lý, để nâng tỷ lệ sở hữu từ 17,1% lên 17,6%.

Tuy nhiên, ông Tống Văn Dũng, Tổng giám đốc của Hà Việt lại là thành viên Ban đại diện quỹ PF1, coi như “người nhà” của PF1. Mục đích thực hiện giao dịch của Hà Việt rất chung chung: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn.

Từ những thông tin này, NĐT thắc mắc: Hà Việt muốn thâu tóm PF1 (PF1 được xem là quỹ có tài sản tốt nhất hiện nay) hay thực chất chỉ là động thái lướt sóng, nâng giá cho PF1?

Mới đây, CTCK TPHCM (HSC) công bố mua hơn 1 triệu CCQ VFMVF1 (VF1) để nâng tỷ lệ sở hữu đối với CCQ này từ 8,7% lên 9,7% với lý do: mua đầu tư. VF1 do VietFund Management (VFM) quản lý, cổ đông lớn của VFM là Dragon Capital (DC), nhưng DC cũng đồng thời là cổ đông của HSC. Xu thế M&A vẫn đang tiếp tục diễn ra, vì vậy cũng tạo ra một sự “nhạy cảm” nhất định cho NĐT bình thường.

Chỉ cần thấy những yếu tố nào đó như tăng sở hữu, chào mua… là có thể nghĩ đến việc thâu tóm, điều này vô tình giúp cho CP hay CCQ trở nên hấp dẫn hơn. Phải chăng các công ty quản lý quỹ cũng nắm được những điều này nên đã có những động thái “mồi” NĐT?

Câu chuyện phòng thủ

Đầu tháng 12-2010, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã chào mua công khai 15,85 triệu CCQ PRUBF1 (BF1) do Công ty Quản lý quỹ Prudential Việt Nam quản lý.

Đến ngày 19-1 năm nay, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã công bố hoàn tất đợt chào mua và nâng số lượng nắm giữ BF1 lên 16,85 triệu CCQ, tương đương 33,7%. Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cũng sở hữu 100% vốn của Công ty Quản lý quỹ Prudential Việt Nam.

NĐT theo dõi giá chứng khoán. Ảnh: LÃ ANH

NĐT theo dõi giá chứng khoán. Ảnh: LÃ ANH

BF1 do Prudential lập ra, giờ lại do Prudential nắm cổ phần với tỷ lệ lớn, có nhiều lý giải xung quanh việc này: Đầu tiên là việc BF1 có giá rẻ, nên phía Prudential mua vào để giữ giá cho CCQ của mình. Tuy nhiên, các quỹ có liên quan đến các công ty bảo hiểm vốn được quản lý rất chặt chẽ về tiền bạc, trong khi việc bỏ tiền ra bắt đáy hoặc giữ giá CCQ lại là một động thái có những yếu tố mạo hiểm.

Giả thiết tiếp theo liên quan đến những tin đồn về việc BF1 đang nằm trong tầm ngắm thâu tóm của một ông lớn trên TTCK. Thông thường, để một quỹ đi đến một quyết định quan trọng, thí dụ giải thể quỹ, cần có 75% cổ đông đồng ý.

Trong khi Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam lại chào mua và nắm giữ đến hơn 30%, tức là những cổ đông còn lại chỉ nắm chưa đến 70%. Phải chăng Prudential đã chào mua để chống lại việc thâu tóm?

Có quá nhiều lý do để chứng minh cho việc các quỹ đầu tư trên sàn nằm trong tầm ngắm thâu tóm, như tỷ lệ chiết khấu cao (giá thấp hơn nhiều so với NAV), một số tổ chức không lập được quỹ muốn mua lại để có thêm cơ hội kinh doanh… Nhưng thực tế đến giờ, vẫn không có một thương vụ thâu tóm quỹ đầu tư trên sàn nào chính thức được thực hiện.

Như đã phân tích, việc thâu tóm một quỹ đầu tư không dễ dàng. Bên cạnh đó, “ôm” một quỹ đầu tư trong lúc thị trường không rõ xu hướng như hiện nay cũng là một điều hết sức rủi ro. Không thâu tóm, nhưng bằng cách này cách khác, vẫn có thể tác động đến các quỹ để hưởng lợi.

Các công ty quản lý quỹ dù sao cũng phải giữ lại bằng được quỹ của mình để tránh mất uy tín, ảnh hưởng đến việc gọi vốn sau này. Trong mùa đại hội cổ đông vừa rồi, một nhóm NĐT lớn đã “hành” một quỹ đầu tư tơi tả vì kết quả kinh doanh quá kém cỏi.

Nhưng sau đó, cũng chính nhóm NĐT này lại tỏ ra “hiền lành” tại đại hội của một quỹ đầu tư khác, vì theo tiết lộ của chính người điều hành quỹ, đã có sự thương lượng trước giữa hai bên để tránh “tình trạng căng thẳng”.

Các tin khác