Thuê bao di động bổ sung ảnh: Khách hàng ngại, nhà mạng lo

(ĐTTCO) - Chụp ảnh chân dung không mất nhiều thời gian, nhưng những sự phiền nhiễu và bảo mật sẽ khiến người dùng bức xúc và các nhà mạng lo ngay ngáy khách hàng sẽ phản ứng.
 
Theo nghị định 49/2017, các chủ thuê bao phải bổ sung ảnh chân dung nếu không muốn bị ngưng dịch vụ
Theo nghị định 49/2017, các chủ thuê bao phải bổ sung ảnh chân dung nếu không muốn bị ngưng dịch vụ

Người dùng lo phiền nhiễu

Ngoài ra, theo anh Lê Ngọc Khoa (Q.Tân Phú, TP.HCM), việc đi chụp ảnh không phải mất 1-2 phút, mà có khi phải chờ cả buổi mới tới lượt mình. “Thời gian toàn xã hội bỏ ra cho mỗi chuyện tới nhà mạng chụp chân dung là rất lớn. Liệu cách chụp hình chân dung có làm cho sự quản lý SIM rác tốt hơn?” - anh Khoa đặt vấn đề.

Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng các thông tin cá nhân như họ tên, chức vụ, nghề nghiệp, địa chỉ nơi làm việc, thu nhập... đang được rao bán đầy trên mạng vẫn chưa có biện pháp xử lý, ngăn chặn hiệu quả thì việc buộc phải có ảnh chân dung khi giao dịch thuê bao di động càng tăng thêm nguy cơ cho người dùng.

Theo ông Đức, thuê bao di động là giao dịch dân sự, chỉ cần xuất trình hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước với người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu còn thời hạn lưu hành tại Việt Nam đối với người có quốc tịch nước ngoài là đủ.

Nhà mạng lo khách hàng từ chối

Trong ba nhà mạng có lượng thuê bao nhiều nhất thị trường Việt Nam hiện nay, chỉ có VinaPhone đã chụp ảnh cho các thuê bao hòa mạng mới từ đầu tháng 6 còn Viettel và MobiFone chưa triển khai.

Theo đại diện VinaPhone, số điểm dịch vụ chính thức của VinaPhone hiện vào khoảng 1.200 điểm, số điểm cung cấp dịch vụ ủy quyền là khoảng 12.000 điểm trên toàn quốc. Toàn bộ thông tin khách hàng của VinaPhone (khoảng 25 triệu thuê bao) đều chưa có ảnh chụp.

Chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện để đưa ra phương án thực hiện tối ưu, phù hợp với từng đối tượng cụ thể” - vị này nói.

Lãnh đạo một nhà mạng khác chia sẻ khó khăn nhất trong việc thực hiện quy định này là khách hàng phản ứng.

Theo các nhà mạng, để hoàn thiện ảnh khách hàng cho hàng chục triệu thuê bao, doanh nghiệp phải đầu tư lớn về kinh phí để thực hiện.

Ngoài ra, khi chưa đồng bộ được với cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an, việc xác minh tính chính xác của giấy tờ cá nhân cũng là một khó khăn.

"Do vậy, việc đối chiếu ảnh chụp hiện tại đối với ảnh trên giấy tờ cá nhân (nhất là đối với các giấy tờ gần hết hạn lưu hành) lại càng khó khăn hơn”, vị lãnh đạo này nói.

Trong khi đó, một chuyên gia (đề nghị không nêu tên) cho rằng với các khách hàng đã đăng ký tài khoản trực tuyến trên cổng thông tin của nhà cung cấp dịch vụ, có thể tiến hành đăng nhập và cập nhật hình ảnh qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian so với việc đi đến cửa hàng để chụp ảnh.

Sau đó, nhà mạng có thể kiểm tra độ chính xác của hình ảnh với thông tin thuê bao qua các công cụ riêng của mình...

Bảo vệ quyền lợi của người dùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ về chuyện “muốn alô phải có ảnh chân dung”, bà Lê Thị Ngọc Mơ, phó cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và truyền thông, cho rằng so với yêu cầu lấy vân tay của một số nước, quy định này tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân rất nhiều.

Lý do là việc đầu tư thiết bị và quy trình lấy, lưu trữ dấu vân tay phức tạp hơn nhiều so với việc chụp ảnh. Với các nhà mạng, việc chụp ảnh cũng rất dễ dàng, đơn giản và nhanh gọn, chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh, iPad, webcam hoặc camera phù hợp.

Ngoài giấy tờ tùy thân, việc thu thập các thông tin gắn liền với một người cụ thể như vân tay hoặc/và ảnh chụp là cần thiết để xác định một giao dịch là có thật. Bởi lẽ ảnh chụp giấy tờ tùy thân của thuê bao trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp có thể làm giả, có thể được (nhân viên giao dịch) lấy của người này gắn cho người khác mà vô cùng khó để kiểm soát.

Trong bối cảnh dịch vụ viễn thông di động đang có ảnh hưởng sâu như hiện nay, việc có được một cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ và đúng quy định là vô cùng cần thiết để phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nói chung và bảo vệ quyền lợi mỗi người dân nói riêng.

Giả sử nếu bỏ quản lý thông tin thuê bao, xã hội sẽ ra sao? Chủ thuê bao sẽ thoải mái điện thoại, nhắn tin lừa đảo, đe dọa, khủng bố, quấy rối, phát tán thông tin độc hại. Thậm chí nhiều người sẽ thoải mái tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật, tấn công đến an ninh quốc gia và sự ổn định của xã hội mà không có cách gì ngăn chặn, kiểm soát.

Có thể một số người phản ứng với lý do liên quan đến quyền riêng tư. Nhưng trong thực tế việc xuất trình chứng minh nhân dân để làm thẻ và ảnh chụp để kiểm soát đã và đang được xã hội dần dần chấp nhận. Tất cả chỉ là thói quen và nếu được truyền thông tốt, người dân sẽ hợp tác.
* Hình ảnh là thông tin mang tính riêng tư, bí mật cá nhân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ trong khi việc đăng ký thuê bao chỉ là hợp đồng dịch vụ. Việc ký kết hợp đồng là tự nguyện, bình đẳng.

Quy định mới về điều kiện đăng ký thông tin thuê bao di động theo nghị định 49/2017/NĐ-CP bắt buộc chủ thuê bao phải chụp ảnh khi giao dịch đã vấp phải sự phản ứng của các chủ thuê bao vì bị "làm khó" đồng thời cũng khiến các nhà mạng than trời vì phải đầu tư thêm vật tư, nhân lực.

Không chỉ tốn thời gian, việc chủ thuê bao phải cung cấp ảnh chân dung khi giao kết hợp đồng dịch vụ với nhà mạng liệu có đúng quy định của pháp luật?

Hai bên phải bình đẳng trong hợp đồng dịch vụ

Theo theo điểm đ, khoản 5, điều 1 nghị định 49/2017, thông tin thuê bao phải có: Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước).

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), có thể nói đây lại là một quy định mang tính hình thức và rất khó để tuân thủ trong thực tế.

Luật sư Truyền phân tích: Thứ nhất, việc xác định chủ sở hữu thuê bao di động hiện hành là dựa vào các thông tin trên chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu (đối với cá nhân) và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập… (đối với tổ chức).

Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu khi đăng ký thuê bao di động đã phải xuất trình bản chính chứng minh nhân dân, căn cước hay hộ chiếu và nộp bản sao để nhà mạng lưu trữ. Trên các giấy tờ này đều đã thể hiện hình ảnh của các cá nhân này rồi. Việc chụp ảnh trực tiếp liệu có thật cần thiết?

Thứ hai, việc tuân thủ quy định này sẽ gây ra sự phiền toái cũng như lãng phí rất lớn. Bản chất quan hệ pháp lý trong trường hợp này là quan hệ hợp đồng giữa một bên là người dùng dụng dịch vụ và bên kia là người cung cấp dịch vụ. Mối quan hệ này là hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng trước pháp luật.

Vì vậy, ngoài thông tin về nhân thân cần thiết của chủ thể khi giao kết hợp đồng trên thì việc có cần thêm những thông tin riêng tư khác (như hình ảnh cá nhân) hay không phải hoàn toàn dựa vào ý chí của các cá nhân đó, điều này được hiến pháp và pháp luật quy định. 

Đồng tình với luật sư Truyền, giảng viên Nguyễn Việt Khoa - Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng việc buộc người giao kết hợp đồng thuê bao điện thoại di động phải chụp ảnh theo điểm đ, khoản 5, điều 1 nghị định 49/2017 là vi phạm điều 21 của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân. 

Hình ảnh là bí mật đời tư được pháp luật bảo vệ và công dân chỉ có nghĩa vụ cung cấp trong một số trường hợp theo luật định. 

Khó áp dụng!

Luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng quy định của nghị định 49 nhằm đảm bảo việc đăng ký, lưu giữ thông tin thuê bao di động hình thành một cơ sở dữ liệu chính xác, chi tiết về thuê bao, giảm thiểu tình trạng tin nhắn, các cuộc gọi rác, lừa đảo, đảm bảo an ninh quốc gia...

Tuy nhiên, luật sư Nam cũng cho rằng quy định này gặp không ít khó khăn khi áp dụng bởi sẽ khiến các nhà mạng đau đầu với việc chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và thời gian thuyết phục khách hàng.

“Nếu trước đây với việc chỉ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân thì việc đăng ký thuê bao khách hàng chỉ cần 5-10 phút là xong. Nay nếu buộc khách hàng phải chụp ảnh mà họ không đồng ý thì giao dịch viên phải thời gian thuyết phục, giải thích mà chưa chắc khách hàng đồng ý".

Đấy mới chỉ là quy định với thuê bao mới, còn với hàng chục triệu thuê bao cũ, việc liên lạc, yêu cầu họ gửi ảnh hoặc đến chụp ảnh trực tiếp cho khách là rất khó khăn” - luật sư Nam nói.

Ngoài ra, các địa điểm còn phải đầu tư máy móc chụp ảnh, bộ nhớ lưu ảnh, đường truyền, còn phải đầu tư, nâng cấp hệ thống nhập, lưu trữ ảnh hàng chục triệu khách hàng trên hệ thống. Việc này tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian.

Tuy nhiên, việc đau đầu nhất là đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu xem ảnh gửi về có khớp với ảnh trong chứng minh thư của thuê bao hay không là 1 vấn đề không đơn giản.

Các tin khác