Thời khó bó công nghệ

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các DN dù muốn cũng khó có thể đổi mới công nghệ. Theo chia sẻ của đại diện Hiệp hội Nhựa và cao su TPHCM, hơn 2 năm trở lại đây không ít DN như đang quay trở lại thời điểm cách đây hơn chục năm khi phải sử dụng máy móc cũ, thu hẹp sản xuất, trong khi những năm trước, năm nào DN cũng đầu tư đổi mới công nghệ.

Theo kết quả từ cuộc điều tra của Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ (Bộ Khoa học - Công nghệ), có tới 77% DN không theo đuổi hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) hay đổi mới làm chủ công nghệ. Đây là một thực tế đáng báo động.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các DN dù muốn cũng khó có thể đổi mới công nghệ. Theo chia sẻ của đại diện Hiệp hội Nhựa và cao su TPHCM, hơn 2 năm trở lại đây không ít DN như đang quay trở lại thời điểm cách đây hơn chục năm khi phải sử dụng máy móc cũ, thu hẹp sản xuất, trong khi những năm trước, năm nào DN cũng đầu tư đổi mới công nghệ.

Nhiều DN trần tình muốn đầu tư nhưng không biết tìm vốn ở đâu. Vốn tự có, huy động từ người thân, bạn bè đã sử dụng hết. Nguồn tín dụng đen không dám tiếp cận vì lo những hậu quả nặng nề về sau, còn vốn ngân hàng không phải DN nào cũng tiếp cận được dù lãi suất đang giảm nhiều.

Chỉ với 23% DN có hoạt động đổi mới công nghệ liệu có làm nên sức mạnh cho cộng đồng DN Việt Nam, cho sản phẩm nội địa khi cánh cửa hội nhập đang ngày càng rộng mở? Chỉ còn hơn 1 năm nữa hàng hóa từ các quốc gia ASEAN sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam. Tiếp đến là hàng hóa của các nước thuộc Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định RCEP…

Để hạn chế sự ồ ạt này, điều tất yếu chúng ta sẽ phải lập ra những hàng rào kỹ thuật, nhưng đó cũng sẽ trở thành con dao 2 lưỡi, có thể giết chết bất cứ DN nào nếu sản phẩm không đạt yêu cầu do chính chúng ta đặt ra. Và nếu không đổi mới công nghệ thì hàng hóa của Việt Nam cũng không có được tấm vé xuất ngoại trong tay.

Cơ hội và thách thức đang đan xen nhau, nhưng dường như các DN vẫn đang đơn độc trong cuộc chiến này. Khá nhiều DN nói vui: “Đầu tư công nghệ lúc này chưa phải lúc”. Nhưng phía sau câu nói ấy là một sự sốt ruột, nôn nóng.

Quá nhiều cái khó đang đổ lên đầu DN trong lúc này làm sao còn dám nghĩ đổi mới công nghệ. Xăng tăng giá, DN dù không muốn cũng phải tăng giá sản phẩm. Mà việc làm này có thể khiến hàng hóa bị tồn kho nhiều hơn, DN thiếu vốn quay vòng sản xuất. Tất cả cứ như một cái vòng luẩn quẩn khiến các DN dù muốn cũng không thể rút chân ra được.

Một câu chuyện cũ lại được bàn lại, đó chính là sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng dành cho DN. Hỗ trợ sao cho đúng, trúng mới là khó, vì nhiều DN cho hay có những chính sách hỗ trợ họ chỉ nghe qua chứ chưa biết cụ thể như thế nào. Chưa biết đến khi nào nghịch lý này mới chấm dứt. 

Các tin khác