Bất cập quỹ khoa học công nghệ

Nhằm huy động nguồn lực xã hội đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mới, từ năm 2008, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích DN thành lập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ (KHCN) dựa trên tỷ lệ phần trăm lợi nhuận hàng năm. Từ một ý tưởng mang tính đột phá, sau gần 5 năm triển khai, nguồn quỹ đang trở thành “hòn đá tảng” cản trở sự phát triển của DN.

Nhằm huy động nguồn lực xã hội đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mới, từ năm 2008, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích DN thành lập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ (KHCN) dựa trên tỷ lệ phần trăm lợi nhuận hàng năm. Từ một ý tưởng mang tính đột phá, sau gần 5 năm triển khai, nguồn quỹ đang trở thành “hòn đá tảng” cản trở sự phát triển của DN.

Muốn dùng cũng khó

Quỹ phát triển KHCN được xây dựng do nhu cầu từ việc nguồn kinh phí của Nhà nước dành cho KHCN có hạn, để DN có thêm kinh phí tăng cường năng lực sản xuất, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, DN tự xác định mức trích lập, tối đa 10% thu nhập trước thuế hàng năm, để thành lập quỹ.

Theo thống kê của Sở KHCN TPHCM, đến nay số lượng DN trên địa bàn 137.000 đơn vị, nhưng tính đến ngày 31-7-2013, mới có 49 DN đã báo cáo thành lập Quỹ phát triển KHCN. Trong đó có 26 DN đã trích lập quỹ với tổng cộng 346,8 tỷ đồng, số đơn vị chưa trích lập quỹ là 23.

Số DN trích lập được quỹ đã ít trong khi đa phần DN chưa có nhu cầu sử dụng hoặc không giải ngân được tiền trong quỹ. Vì vậy, đến nay số tiền DN được giải ngân cho mục đích cải tiến KHCN chỉ chiếm 30% tổng số tiền của quỹ (tương đương 117,8 tỷ đồng).

Bà Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch HĐQT Công ty Dược Hậu Giang, bức xúc: “Mang hồ sơ sang Cục Thuế để thanh toán không được vì thiếu xác nhận của Sở KHCN. Sang Sở KHCN được trả lời là không thể xác nhận do đây là cải tiến, sáng chế của bản thân DN. Vì vậy, nguồn quỹ không sử dụng hết phải nằm chờ. Bản thân công ty muốn trích lập thêm cho quỹ để đẩy mạnh ứng dụng KHCN cũng không dám vì sợ… giải thích với các cổ đông”.

Đại diện một DN thực phẩm lớn tại TPHCM cho biết bất cập nảy sinh từ Thông tư hướng dẫn 105 của Bộ Tài chính chưa đầy đủ và bất hợp lý. Thông tư 105 không nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của cơ quan có thẩm quyền trong từng khâu thanh toán.

Những hoạt động liên quan đến KHCN như mua thiết kế, thuê chuyên gia/đào tạo cán bộ, chuyển nhượng thương hiệu, mua sắm thiết bị công nghệ cao… không được Cục Thuế và Sở Tài chính các địa phương chấp nhận vì thiếu hướng dẫn.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết trong 4 năm đã trích lập Quỹ phát triển KHCN đến 2.500 tỷ đồng phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

Tuy nhiên, khi muốn sử dụng lại bị vướng các thủ tục xác nhận do cơ quan Thuế và Tài chính yêu cầu nên đến nay chỉ mới sử dụng được 1/10 số kinh phí trích lập. Còn Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn và Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam trích lập quỹ nhưng đến nay chưa có kế hoạch sử dụng vì ngại thanh toán.

Giao quyền cho DN

Theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Thực phẩm Vissan, vấn đề sống còn hiện nay đối với DN là cạnh tranh, muốn cạnh tranh phải không ngừng đổi mới công nghệ và cải tiến sản phẩm.

Bất cập quỹ khoa học công nghệ ảnh 1

Dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông của Viettel.

“Ý tưởng Quỹ phát triển KHCN của DN mang tính đột phá. Ở đó, cả DN và Nhà nước đều có trách nhiệm. Tuy nhiên, trong thông tư hướng dẫn quy định lại không phù hợp hoàn cảnh thị trường.

Đây là thời điểm nền kinh tế suy thoái, DN Việt Nam đang lao đao. 1 đồng lợi nhuận cũng giúp DN có thể sử dụng quay vòng sản xuất hoặc để tự chủ đầu tư cải tiến, mua sắm các thiết bị sản xuất mới. Trích lập trước thuế được coi như chi phí DN phải nỗ lực thêm để tìm kiếm lợi nhuận.

Với những DN nhỏ và siêu nhỏ, đây không khác gì sự thách đố. Nhưng nay, hàng trăm tỷ đồng của họ đang bị đóng băng trong nguồn quỹ chưa biết bao giờ mới được sử dụng. Đã vậy, Bộ Tài chính quy định sau 5 năm kể từ khi trích lập, nếu quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% DN phải hoàn thuế với số tiền đã trích lập” - ông Mười cho biết thêm.

Trước thực trạng đó, nhiều DN cho rằng trong Quỹ phát triển KHCN có 3/4 là tiền lãi tự nguyện của DN, 1/4 vốn từ thuế thu nhập DN, do vậy nên để DN tự chủ khi sử dụng vốn này. Cơ quan quản lý chỉ nên thực hiện hậu kiểm để ngăn ngừa việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu.

Cơ quan chức năng cần sớm có hướng dẫn thanh toán nhằm gỡ rối cho các DN. Bởi với nhu của mình, nhiều DN sẵn sàng dành số vốn đến 30-40% lợi nhuận để đầu tư cho đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh. TPHCM nên tạo thêm các cơ chế mở để DN dễ dàng tham gia vào các chương trình hỗ trợ của TP như Chương trình vay kích cầu, cơ chế đồng đầu tư, quỹ phát triển công nghệ cao…

Các tin khác