Tại một hội thảo mới đây ở TP HCM, ông Nguyễn Năng Toản, Giám đốc Trung tâm Logistics - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết một trong những nguyên nhân gây ùn ứ, ách tắc ở cảng Cát Lái (quận 2, TP HCM) gần đây là do đang tồn 8.000 container chứa giấy phế liệu và nhựa phế liệu, trong đó 1/3 là tồn trên 90 ngày.
"Dưới góc độ doanh nghiệp quản lý và khai thác cảng, chúng tôi phối hợp với khách hàng, hãng tàu để tìm hiểu vì sao phế liệu tiếp tục về Việt Nam. Nguyên nhân là do Trung Quốc và một số nước thay đổi chính sách, không tiếp nhận phế liệu nên một số lô hàng từ Mỹ, châu Âu từ cảng chuyển tiếp đã chuyển cảng đích về Việt Nam. Đối với Việt Nam, do chính sách về quản lý môi trường còn hạn chế nên có nguy cơ trở thành bãi thải của thế giới" - ông Toản thông tin.
Ông Toản cho biết thêm là qua tìm hiểu thị trường thì đúng là có một số doanh nghiệp có nhu cầu mua phế thải liệu để sản xuất nhưng cũng có doanh nghiệp mua để làm thương mại. Để xử lý các container tồn này, Việt Nam phải tốn rất nhiều chi phí.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) nhận định vấn đề trên doanh nghiệp không thể tự giải quyết mà cần chính sách quốc gia để Việt Nam không trở thành bãi rác của các nước.
Liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu, mới đây Chính phủ vừa yêu cầu 4 bộ là Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Giao thông - Vận tải khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam sau khi Trung Quốc cấm nhập mặt hàng này, khiến nguy cơ phế liệu sẽ nhập ồ ạt vào Việt Nam.
Các tin, bài viết khác
Yêu cầu doanh nghiệp đẩy nhanh thu mua lúa cho dân
Khuyến cáo người lao động đi làm tại Nhật Bản
Xoài Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Mỹ
Khu Công nghệ cao TPHCM thêm dự án pin năng lượng mặt trời 150 triệu USD
Ngành hàng cá tra một năm chiến thắng
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT “xông đất” Tập đoàn Sao Mai
Thi công điện năng lượng mặt trời nơi vùng sâu
Đưa vào tầm ngắm kinh tế ngầm, bất hợp pháp
Nếu gỡ “thẻ vàng”, ngành thủy sản thắng lớn
Chạy bộ - nguồn năng lượng quý