Thực trạng chuyển giá, trốn thuế: Thiếu kiên quyết, nhẹ chế tài

Hiện tượng các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dàn xếp lỗ giả, chuyển giá... để trốn thuế đang có xu hướng gia tăng. Ngăn chặn tình trạng này được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thuế trong nhiều năm qua nhưng kết quả đạt được vẫn rất khiêm tốn. ĐTTC đã trao đổi với ông Nguyễn Trọng Hạnh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, về vấn đề này.

Hiện tượng các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dàn xếp lỗ giả, chuyển giá... để trốn thuế đang có xu hướng gia tăng. Ngăn chặn tình trạng này được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thuế trong nhiều năm qua nhưng kết quả đạt được vẫn rất khiêm tốn. ĐTTC đã trao đổi với ông Nguyễn Trọng Hạnh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, về vấn đề này.

Các thủ đoạn chuyển giá

PHÓNG VIÊN: - Ông có thể chia sẻ những nhận định của mình về tình hình chuyển giá của DN FDI?

Để chống chuyển giá, các nhà làm luật phải hết sức chuyên nghiệp, có sự tư vấn các chuyên gia hiểu sâu về lĩnh vực này, điển chế thành những quy phạm pháp luật. Nếu không chuyên nghiệp, Quốc hội rất khó đưa ra các dự thảo luật đủ sức điều chỉnh hoạt động chuyển giá. Một khi vấn đề này được luật hóa và hướng dẫn thực hiện, các địa phương mới làm tốt. Còn hiện nay báo chí nêu ông A, ông B chuyển giá, họp nói qua nói lại, khi đi vào thực hiện lại không có sở pháp lý để làm rõ.

-Ông NGUYỄN TRỌNG HẠNH: - Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các DN xoay sở đủ cách để tồn tại và phát triển. Trong đó, người ta khai thác triệt để những kẽ hở của luật pháp trong quản lý điều hành nhằm giảm tối đa chi phí, tăng lợi nhuận. Tôi đã trao đổi nhiều với các DN trong và ngoài quốc doanh, DN FDI và thấy rằng ai cũng tìm đủ mọi cách tối thiểu hóa chi phí để đạt được được lợi nhuận cao nhất. Với các DN FDI, sự  dàn xếp giá là do đặc điểm của đối tượng kinh tế này.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có 3 luồng: đầu tư vào để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước; đầu tư vào sản xuất trong nước để xuất khẩu; đầu tư vào để gia công hàng hóa xuất khẩu. Trong 3 luồng này, các DN FDI thường sử dụng các hình thức để chuyển giá. Luồng thứ nhất, do hàng hóa tiêu thụ trong nước rất khó để có thể tăng giá tùy tiện so với mặt bằng chung, vì vậy họ phải tìm cách nâng chi phí đầu vào.

Có nhiều chỗ để họ nâng giá như thiết bị vật tư, nguyên liệu, định mức tiêu hao vật tư trên đơn vị sản phẩm, chi phí phân bổ từ công ty mẹ. Chi phí tăng sẽ làm lợi nhuận giảm, DN không có lãi sẽ không nộp thuế thu nhập DN.

Luồng thứ hai, DN FDI làm cả 2 đầu. Theo đó, họ sẽ nâng chi phí đầu vào như luồng thứ nhất, đầu ra họ lại đè giá xuống. Chẳng hạn sản xuất 1 đôi giày tại Việt Nam chi phí 10USD, thị trường châu Âu chấp nhận mua 12USD, nếu đúng giá họ lời 2USD và đây là thu nhập chịu thuế.

Họ né bằng cách hàng sản xuất Việt Nam được xuất qua một nước trung gian, từ công ty nước trung gian đưa vào châu Âu. Những nước trung gian này là những nước có thuế suất thấp. Hiện có hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế thu nhập DN bằng 0.

Luồng thứ ba, họ vận dụng cả 2 hình thức trên. Vì nguyên liệu do công ty đưa vào, công ty mẹ lại bao đầu ra nên khi gia công 1 cái áo là có giá 2USD, công ty mẹ chỉ ký hợp đồng gia công 1,5USD nên sinh ra lỗ, không thể trả lương cho công nhân là lao động trong nước cao.

- Theo ông, việc chuyển giá của khối DN FDI sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế?

- Hoạt động chuyển giá đã ảnh hưởng rất xấu nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta thời gian qua. Trước hết, chuyển giá gây thất thu ngân sách, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, DN trong nước không cạnh tranh nổi.

Chuyển giá cũng góp phần gia tăng nhập siêu, thay vì nhập 1 triệu USD, xuất được 1,2 triệu USD, thì thực tế nhập vào 1 triệu USD nguyên liệu nhưng xuất thành phẩm lại thấp hơn. Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi miễn giảm thuế trong thời gian đầu để các DN FDI phát triển, quay trở lại đóng góp cho ngân sách. Nhưng cách làm của họ như vậy càng làm méo mó chính sách.

Ngoài ra, chuyển giá cũng là nguyên nhân tiềm ẩn sự bất ổn về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh tế. Ở các DN FDI thường xảy ra đình công, va chạm giữa người lao động trong nước với người chủ liên quan đến lương thấp, tăng ca, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm, tất cả đều vin vào lý do DN đang… lỗ. Tôi nghĩ cần đánh giá vấn đề chuyển giá đúng mức, chứ không phải là chỉ mất một số tiền thuế.

Chống chuyển giá cách nào?

Bạn thấy đó, khi đi trên đường chỉ cần thấy ai đó ăn cắp chiếc xe đạp, người ta có thể rượt đuổi tên cướp và tri hô để mọi người tham gia bắt. Thế nhưng, nghi ngờ hoặc biết một doanh nghiệp trốn thuế, ăn cắp tiền của quốc gia lại hiếm thấy ai lên tiếng, lấy lại số tiền bị mất cắp đó.

- Vấn đề chuyển giá đã kéo dài hàng chục năm nay nhưng vì sao công tác chống chuyển giá chưa hiệu quả, thưa ông?

- Theo tôi, trong những năm qua, nhiều địa phương, đặc biệt là TPHCM đã rất tích cực đấu tranh với các biểu hiện chuyển giá, thậm chí làm trước khi các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương nhìn ra và chỉ đạo.

Tuy nhiên, kết quả còn rất hạn chế, bởi lẽ dù TPHCM có số thu chiếm tỷ trọng 1/3 của cả nước nhưng cũng chỉ là cấp địa phương. TP không thể đưa ra được những quy phạm pháp luật để điều chỉnh biểu hiện chuyển giá. Cục Thuế TPHCM là cấp quản lý địa phương, chỉ chấp hành và điều hành, không có chức năng xây dựng chính sách.

Có thể nói, hiện nay những văn bản pháp quy chưa đủ sức điều chỉnh hoạt động chuyển giá, vốn là hoạt động có tính chất phổ biến tầm vóc quốc tế. Đến nay chúng ta chưa có luật chống chuyển giá, mà chủ yếu là các văn bản dưới luật.

Để làm việc này, phải có sự đồng bộ, giao thoa của hệ thống các luật liên quan theo chuẩn mực pháp lý quốc tế, xác lập những thông tin độc lập có giá trị pháp lý quốc tế để điều chỉnh giá khi phát hiện giá đó không đúng. Thí dụ, món hàng này lẽ ra phải là 100USD, cho phép dao động ở biên độ nào đó nhưng không thể là 50USD.

- Có ý kiến cho rằng việc áp thuế  thu nhập DN của Việt Nam quá cao chính là động lực để DN FDI chuyển giá. Quan điểm của ông như thế nào?

- Chính sách thuế Việt Nam so với khu vực không phải cao. So với nhiều nước, chúng ta đang ở mức trung bình. Vấn đề là làm sao để DN không những không dám mà không muốn trốn thuế. Không dám trốn thuế vì sẽ bị những hình phạt cao.

Không muốn trốn thuế vì muốn có một sân chơi sòng phẳng, bình đẳng. Tôi nghĩ đây không là chuyện một sớm một chiều làm được mà làm từng bước cho thấu đáo. Trước hết xây dựng những quy phạm pháp luật để hạn chế kẽ hở. Kế tiếp là xử lý cương quyết nhưng cũng đúng mức những vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để DN cảm thấy tự hào, danh dự khi đóng thuế, ngược lại sẽ thấy hổ thẹn, xấu hổ khi không đóng thuế.

Ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, người ta áp dụng hình thức thỏa thuận trước giá với DN để hạn chế việc chuyển giá. Thí dụ, DN sản xuất ô tô, điện tử, rượu, bia… đều có cách thỏa thuận như trên một đơn vị sản phẩm DN nộp bao nhiêu tiền thuế, hoặc doanh số bán ra nộp bao nhiêu tiền thuế trên đó. Như vậy, DN cũng chủ động, Nhà nước cũng không mất nhiều biện pháp, công sức  thanh kiểm tra.

Metro Cash & Carry khai lỗ từ năm 2001 đến 2009 là 1.157 tỷ đồng nhưng liên tục mở rộng đầu tư.

Metro Cash & Carry khai lỗ từ năm 2001 đến 2009
là 1.157 tỷ đồng nhưng liên tục mở rộng đầu tư.

- Trước đây lúc còn công tác, với cương vị là Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, ông đã xử lý vấn đề chuyển giá ra sao?

- Trước việc xuất hiện quá nhiều DN có biểu hiện chuyển giá, trốn thuế, tôi từng là người đề xuất lập tổ nghiên cứu vấn đề chuyển giá. Song, các định chế kiểm soát vấn đề này thời điểm đó còn rất mỏng manh. Cục Thuế TPHCM hiện đang tiếp tục với vấn đề chuyển giá, đi vào phân tích số liệu của từng DN nhằm phát hiện những điểm vô lý để đấu tranh.

Những DN làm ăn tại nước ta 5-10 năm rồi vẫn lỗ, phải giải thích tại sao lỗ liên tục nhưng vẫn tăng quy mô sản xuất? Trong kinh tế, người ta chấp nhận lỗ một giai đoạn tới mức hòa vốn, rồi từ đó phải đi lên. Giai đoạn đầu chi phí nhiều, khách chưa nhiều, sản phẩm chưa quen thị trường, thị phần còn ít, DN bỏ ra nhiều chi phí tiếp thị quảng cáo để có khách hàng là hợp lý.

Nhưng người chủ phải tiên liệu đến lúc nào đó hòa vốn, có lãi chứ không thể cứ lỗ mãi mà vẫn hoạt động bình thường được!

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác