Vòng luẩn quẩn

TTCK đang trong giai đoạn không lối thoát. Cứ sau phiên tăng điểm, hôm sau lại đảo chiều đi xuống trước áp lực bán giải chấp. Trạng thái bất ổn này càng khiến NĐT mất niềm tin.

TTCK đang trong giai đoạn không lối thoát. Cứ sau phiên tăng điểm, hômsau lại đảo chiều đi xuống trước áp lực bán giải chấp. Trạng thái bất ổnnày càng khiến NĐT mất niềm tin.

Mức tăng của VN Index và cả HNX Index trong phiên giao dịch ngày 5-7 chỉ là phản ứng của TTCK đối với động thái bất ngờ giảm lãi suất OMO.

Tuy nhiên, phản ứng này vẫn còn khá nhẹ nếu so với những lần cắt giảm lãi suất chính trước đây. Trên thực tế, lý do khiến thị trường bật lên trong phiên giao dịch này còn từ nguyên nhân khác.

Đó là hiện tượng lực cung duy trì ở mức thấp khi bên bán đang tạm dừng để quan sát những tín hiệu của chính sách vĩ mô. Bên cạnh đó, dòng tiền mới chưa thực hiện giải ngân ở các vùng giá cao nhiều, mà chủ yếu mua lại hàng của bên đánh xuống trong các phiên trước, giúp giá CP hồi phục mạnh.

Chiến lược thích hợp cho NĐT lúc này là... chờ đợi. Ảnh: LÃ ANH

Chiến lược thích hợp cho NĐT lúc này là... chờ đợi. Ảnh: LÃ ANH

Điều đáng nói, cho dù kinh tế vĩ mô có được cải thiện cũng không giúp giảm tải áp lực giải chấp và thanh lý một số CP và các khoản vay ký quỹ hiện hữu. Giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày trên cả 2 sàn đạt dưới 1.000 tỷ đồng như hiện tại sẽ khiến giá CP khó tăng.

Chính vì vậy, không ít người cho rằng TTCK đang ở trong vòng luẩn quẩn. Điều này có nghĩa thị trường sẽ không tăng mạnh trừ khi thanh khoản được cải thiện. Khi giá trị giao dịch còn thấp như hiện tại, quá trình giải chấp sẽ còn kéo dài và NĐT không quay lại thị trường nếu áp lực giải chấp chưa chấm dứt.

Đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao thị trường nhanh chóng đảo chiều đi xuống trước áp lực cung quá lớn trong phiên giao dịch ngày 6-7.

Đối với các ngân hàng, giảm dư nợ cho vay CK cũng là việc hết sức nan giải. Thực tế, các ngân hàng chỉ có thể giảm dư nợ cho vay CK bằng cách ép buộc người vay trả nợ. Việc này có thể diễn ra dưới hình thức ngân hàng yêu cầu người vay bán các khoản đảm bảo cầm cố để trả nợ.

Với những khoản nợ vay kinh doanh CK đối diện với thực tế này, nếu rơi vào đối tượng giải chấp, việc giải chấp đã xảy ra rồi. Do đó danh mục cho vay CK còn lại sẽ thuộc vào một trong 2 trường hợp: các CK cầm cố có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay và các CK cầm cố không có tính thanh khoản.

Trong những trường hợp này ngân hàng có thể gây áp lực lên người vay để bán các tài sản thanh khoản khác tạo ra khoản dư, hoặc nắm lấy các CK cầm cố này và tự mình bán ra trên thị trường. Quá trình này có khả năng sẽ diễn ra trong một vài tháng và hoạt động như làn gió ngược trên thị trường. Thế nhưng, cả 2 trường hợp đều gây lỗ cho ngân hàng.

Sự sụt giảm chóng mặt đối với một số mã CP gần đây dường như khá liên quan tới quá trình này. Dĩ nhiên trong nhiều trường hợp NĐT đang bị ép bán ra các CP thanh khoản tốt hơn để bù đắp lỗ của các CP kém thanh khoản. Do đó, việc giải chấp có thể phức tạp hơn nhìn từ bên ngoài.

Theo thống kê từ CTCK TPHCM, khối lượng liên quan tới việc này không quá lớn, đạt khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng, và thị trường có thể hấp thụ trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, trong thời điểm thanh khoản đang ở mức báo động và niềm tin của NĐT đang xuống thấp như hiện nay, động lực mua vào để hấp thụ hết gần như không có.

Từ những lý do này, có thể khẳng định trong các phiên tới, áp lực cung giá cao sẽ xuất hiện nhiều hơn và là chướng ngại vật rất lớn cho đà hồi phục của thị trường. Khả năng tiếp tục đi lên của thị trường hiện không được đánh giá cao nhưng một kịch bản diễn biến đi ngang của thị trường trong ngắn hạn với các đợt tăng giảm điểm ngắn đan xen.

Nói như vậy không có nghĩa thị trường mất hết hy vọng hồi phục. Theo CTCK Bảo Việt, giá CP chạm hỗ trợ cùng lúc với tín hiệu giảm lãi suất đã khiến cho dòng tiền đầu cơ có cơ hội quay trở lại thị trường.

Do đó, chiến lược thích hợp nhất là chờ đợi cách thị trường phản ứng khi cung giá cao lộ diện vào phiên giao dịch tiếp theo.

Các tin khác