VN-Index mất điểm sau kỳ nghỉ lễ

Áp lực bán gia tăng vào cuối phiên khiến VN-Index ghi nhận mức giảm khá lớn với 3.28 điểm, tương ứng 0.71% chốt tại 461.01 điểm. Thanh khoản tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước chủ yếu nhờ giao dịch thỏa thuận, trong khi giao dịch khớp lệnh vẫn ở mức rất thấp.

Áp lực bán gia tăng vào cuối phiên khiến VN-Index ghi nhận mức giảm khá lớn với 3.28 điểm, tương ứng 0.71% chốt tại 461.01 điểm. Thanh khoản tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước chủ yếu nhờ giao dịch thỏa thuận, trong khi giao dịch khớp lệnh vẫn ở mức rất thấp.

Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu giảm giá tiếp tục nâng lên 163 mã, tuy nhiên mức giảm của mỗi mã không quá mạnh. Có 4 mã cổ phiếu ngược dòng tăng hết biên độ là CMX, SRC, TDW và LM8.

Đáng chú ý khi FPT khép phiên ở mức giá sàn, VIC và SAM duy trì mức tăng nhẹ, còn lại hầu hết các mã khác đều ở mức giảm hoặc đứng giá.

Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt gần 26 triệu đơn vị, trị giá 519.44 tỷ đồng. Tuy nhiên, đáng chú ý khi có hơn gần 10.3 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thông qua thỏa thuận, trị giá đến 185.73 tỷ đồng. Trong đó, hàng loạt cổ phiếu được chuyển nhượng với khối lượng lớn và mức giá khủng như EIB hơn 3 triệu đơn vị, KMR trên 1.5 triệu, SMC hơn 1.48 triệu… Ngoài ra còn có BBC, DRH, VFC…

Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch cầm chừng với 2.27 triệu cổ phiếu mua vào, dẫn đầu là PVD với 276,250 cổ phiếu, và SSI trên 220,000 cổ phiếu. Còn lại có các mã như VCB, CTG, FPT, DPM, ITA…

* 10h30, khép lại đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index giảm nhẹ 2.21 điểm, tương đương 0.48% chốt tại 462.08 điểm. Khối lượng chuyển nhượng khởi sắc với 19.23 triệu cổ phiếu, trị giá gần 396 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo với 151 mã, còn lại là 44 mã tăng giá và 62 mã đứng giá.

Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ có MSN, VIC và SAM tăng giá nhẹ trong khi nhiều mã khác đang giảm giá hoặc đứng yên. Nhìn rộng ra toàn thị trường, các chỉ số cũng như giá cổ phiếu lẫn thanh khoản đều dao động với biên độ hẹp và chưa có dấu hiệu nào tích cực.

HNX-Index cũng dần rời xa mốc 90 điểm khi giảm 0.86 điểm, tương ứng 0.95% xuống 89.4 điểm.

* 10h00, VN-Index lình xình trên mốc 462 điểm trong khi HNX-Index mất mốc 90 điểm và lùi xuống còn 89.68 điểm. Thị trường không có dấu hiệu bắt đáy cho đến thời điểm này. Bên mua vẫn đặt giá thấp và bên bán đặt giá cao khiến thanh khoản tiếp tục lâm vào ngõ cụt chưa có lối thoát.

Cụ thể, khối lượng giao dịch của HOSE lúc này là hơn 9.74 triệu đơn vị, tương ứng với hơn 201 tỷ đồng và HNX có 8.6 triệu đơn vị được chuyển nhượng, trị giá 135.81 tỷ đồng.

*9h30: Đà sụt giảm của VN-Index đã mở rộng ra 1.41 điểm, tương đương 0.3% xuống 462.88 điểm. Sự thận trọng của bên bán và bên mua ở hai mức giá chênh lệch nhau khiến thanh khoản thị trường đến lúc này chưa đạt 5 triệu đơn vị, giá trị giao dịch cũng chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên bảng điện tử, sắc đỏ chiếm ưu thế với 115 mã, còn lại là 47 mã xanh và 55 mã đứng giá.

Cổ phiếu SAM có giao dịch mạnh nhất lúc này với hơn 350 ngàn đơn vị được chuyển nhượng, nhưng giá chỉ còn tăng 2.7% lên 15,200 đồng/cp. Tiếp theo là giao dịch của SSI, NKG, EIB, STB… Trái lại, FPT giảm mạnh và giao dịch thấp sau khi có những phiên tăng mạnh vào tuần trước.

Trong khi đó, HNX-Index dường như được hỗ trợ tại mốc 90 điểm khi mức giảm chỉ loay hoay trên dưới 0.2 điểm. Khối lượng giao dịch nhỉnh hơn tại HOSE với hơn 5 triệu cổ phiếu được giao dịch, trị giá 83.31 tỷ đồng. Tương tự như HOSE, sàn HNX cũng có hơn 100 mã cổ phiếu giảm, còn lại là 81 mã tăng và 201 mã đứng giá hoặc chưa có giao dịch.

* 8h45: VN-Index ghi nhận mức giảm nhẹ 0.08 điểm, xuống 464.21 điểm, thanh khoản đạt 833,070 đơn vị, tương ứng với 20 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu tăng giá là 33 mã, xuống giá là 50 và còn lại có 41 mã đứng giá. Đáng chú ý mã SAM tăng mạnh nhất sàn sau khi Đại hội thường niên cuối tuần trước thông qua việc bán cổ phiếu quỹ và phát hành thêm cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn. HCM cũng tăng nhẹ sau kỳ đại hội cuối tuần qua.

Trên sàn Hà Nội, tiếp tục mức giảm từ đầu phiên, chỉ số HNX-Index đánh dấu giảm 0.22 điểm, tương ứng 0.24% xuống 90.04 điểm. Theo nhiều ý kiến cho rằng, mốc 90 điểm là khá nhạy cảm nên nhà đầu tư không nên bắt đáy ở mức này. Có thể sự nhạy cảm này khiến thanh khoản xuống thấp hơn bình thường với 1.44 triệu đơn vị, tương ứng 25 tỷ đồng. Toàn sàn có 50 mã tăng giá, 43 mã xuống giá và 289 mã đứng giá hoặc chưa có giao dịch.

* Giờ mở cửa: Sau 4 ngày nghỉ dài, thị trường tiếp tục mở cửa trầm lắng. Thông tin tăng dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ cuối tuần trước không tác động tiêu cực nhưng cũng không mang lại sự hy vọng nào cho nhà đầu tư.

Thị trường TPHCM nhận được sự hỗ trợ từ một số mã chủ chốt như BVH, MSN; tuy nhiên sức cầu các mã cổ phiếu này giảm dầu vào cuối đợt khớp lệnh mở cửa. Trong khi  đó, sàn HNX nhiều mã cổ phiếu lớn giảm giá hoặc đi ngang với giao dịch thận trọng khiến chỉ số sụt giảm ngay từ những phút đầu.

Các tin khác