Tứ đại gia ngành xây dựng

Thị trường BĐS ảm đạm khiến các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng khốn khó và bắt đầu có sự phân hóa. Có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng này qua tình hình sản xuất kinh doanh 4 DN tiêu biểu của ngành đang niêm yết trên sàn HOSE.

Thị trường BĐS ảm đạm khiến các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng khốn khó và bắt đầu có sự phân hóa. Có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng này qua tình hình sản xuất kinh doanh 4 DN tiêu biểu của ngành đang niêm yết trên sàn HOSE. 

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, giá trị sản xuất của ngành xây dựng  năm 2010 tính theo giá trị thực tế đạt trên 542.000 tỷ đồng (tăng 23,1% so với năm 2009). Tuy nhiên, ngành xây dựng đang đối mặt vối nhiều thách thức mà nguyên nhân chính đến từ sự ảm đạm của thị trường BĐS, đây là ngành tạo cầu cho ngành xây dựng.

Một công trình do HBC nhận thầu. Ảnh: LÃ ANH

Một công trình do HBC nhận thầu. Ảnh: LÃ ANH

Với việc áp giá đền bù theo giá thị trường và nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS lên 250%, khiến nhiều chủ đầu tư thiếu vốn phải tạm ngưng hoặc giãn tiến độ thi công dự án, gây đình trệ cho ngành xây dựng. Thêm vào đó, việc giá cả đầu vào của ngành gia tăng đáng kể đã làm giảm mức biên lợi nhuận.

Theo thống kê, trung bình nguyên vật liệu và nhân công năm 2010 tăng lần lượt là 8% và 20%. Bên cạnh những yếu tố bất lợi này, lãi suất tăng cao trong thời gian gần đây khiến cho hiệu quả hoạt động của ngành tiếp tục lâm vào thế khó (hiện lãi vay ngành xây dựng đã lên trên 20%/năm).

Một trong những DN được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực này là CTCP Xây dựng Cotec (CTD). Năm 2010, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 44% và 14%. Trên thực tế, CTD đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận 14% một phần đến từ lợi nhuận bất thường khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Việt Liên Á trong quý III với 43,7 tỷ đồng.

Do vậy DN này khá thận trọng kế hoạch lợi nhuận trong năm 2011, chỉ tương đương với năm 2010 là 240 tỷ đồng. Với mục tiêu khiêm tốn cộng vối thanh khoản trên TTCK khá thấp và không ổn định, nên NĐT rất hạn chế nắm giữ CTD.

Tương tự CTD, CTCP Xây dựng Số 5 (SC5) cũng không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong năm 2010. Cụ thể, doanh thu đạt 103% còn lợi nhuận chỉ đạt 79%. Thế mạnh của SC5 là mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, nhưng điểm yếu của SC5 là công tác định vị thương hiệu yếu, chưa đầu tư hệ thống máy móc hiện đại cho thi công đang là trở ngại lớn đối với SC5 trong việc cạnh với các DN trong ngành. 

Thanh khoản thấp cộng với kế hoạch lợi nhuận năm 2011 khá thấp (chỉ 32 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng so với lợi nhuận đạt được trong năm 2010).

Trong số các DN xây dựng đang niêm yết, CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) có mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong năm 2010 dù doanh thu không đạt kế hoạch, tăng trưởng doanh thu chỉ đạt 84% kế hoạch trong khi tăng trưởng lợi nhuận đạt 146%. HBC hiện là DN có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất trong ngành xây dựng dân dụng là 17%.

Nguyên nhân tạo nên sự đột phá của HBC đến từ mô hình quản lý tập trung và chiến lược giảm thiểu rủi ro hiệu quả. Một trong quyết sách táo bạo là giải phóng vốn ứ đọng trong lĩnh vực tài chính và BĐS.

Với giải pháp này, HBC từng bước củng cố lại danh mục đầu tư BĐS và tài chính theo hướng thanh lý dần các khoản vay đầu tư không hiệu quả, tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh chính. Như chuyển nhượng 49% dự án cụm công nghiệp Hòa Bình (Long An) cho CTCP Long Hậu (LHG).

CTCP Ligico 16 (LCG) được đánh giá là DN có công nghệ thi công hiện đại nhất hiện nay, với việc đảm nhận thi công bê tông đầm lăn cho Nhà máy Thủy điện Bản Chát. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2010 của LCG đạt lần lượt là 137% và 107%.

Kết quả này có được một phần nhờ việc chuyển nhượng vốn góp tại dự án Long Tân (giai đoạn 3) cho Vina Capital được 85,5 tỷ đồng. Trong năm 2011, LCG còn có thể ghi nhận được lợi nhuận bất thường từ việc điều chỉnh lại mức giá của công trình đã thi công với mức lợi nhuận khoảng 15 tỷ đồng.

Các tin khác