TTCK "đao", tất cả đều lỗ?

TTCK diễn biến thất thường khiến NĐT thua lỗ, quỹ đầu tư thua lỗ, CTCK thua lỗ. Vậy có người lãi hay không và đó là những ai?

TTCK diễn biến thất thường khiến NĐT thua lỗ, quỹ đầu tư thua lỗ, CTCK thua lỗ. Vậy có người lãi hay không và đó là những ai?

Theo chia sẻ từ các nhân viên môi giới có nhiều kinh nghiệm, trên thị trường có không ít NĐT giao dịch cực chuẩn, thậm chí hơn cả các tổ chức chuyên nghiệp. Như trường hợp của nhân vật tên M. hiện đang làm việc ở một CTCK “thường thường, bậc trung”, nắm trong tay số vốn ước tính lên đến 500 tỷ đồng. Một chuyên gia phân tích quen biết với anh M. kể lại: Năm 2007, khi CP của một doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm chuẩn bị chạm ngưỡng 18.0, anh M. đã khuyên bạn bè của mình tranh thủ chốt lời. Quả thực, CP này đã tạo đỉnh ở mức 18.6. Đến quý III-2009, khi VN Index vượt ngưỡng 600 điểm, mọi người vẫn đang tin rằng mốc 700 điểm chỉ là chuyện nhỏ, anh M. đã trao đổi với một số đồng nghiệp ở CTCK khác rằng anh thấy cần rút dần khỏi thị trường. Khi đó một số người đã cho rằng anh nhát, nhưng không lâu sau đó quả nhiên thị trường lao dốc quá nhanh dưới áp lực giải chấp.

Lao động cần cù và quyết đoán là yêu cầu quan trọng với NĐT. Ảnh: LÃ ANH

Lao động cần cù và quyết đoán là yêu cầu quan trọng với NĐT. Ảnh: LÃ ANH

Năm ngoái, khi CP của một tập đoàn công nghệ giảm về mức 6.0, không mấy ai dám mạnh dạn bắt đáy, một NĐT tên L. rất am hiểu về CP này lại mua vào và cuối cùng bán ra ở mức xấp xỉ 8.0, lãi khoảng 30%. Kinh nghiệm và sự nghiên cứu kỹ lưỡng là những bí quyết giúp NĐT này thành công. Hoặc như một NĐT tên V. được đồn đoán là nắm trong tay cả triệu CP ngành BĐS. Anh cho biết đã đi đến từng dự án của DN đó để xem xét và nhiều thời điểm CP giảm giá anh vẫn kiên quyết chờ đợi, vì trước sau gì những lợi thế kinh doanh sẽ được phản ánh ra bên ngoài và lúc đó cứ thong thả bán ra chốt lời. Lao động cần cù và quyết đoán là 2 đặc điểm dễ thấy nhất của những NĐT nêu trên. Không phải tất cả những NĐT bỏ nhiều công sức ra đều thành công, nhưng chắc chắn thành công không đến với những ai đầu tư theo kiểu ăn xổi ở thì, nghe theo tin đồn để giao dịch.

Trong một buổi trò chuyện với các NĐT, một tay đầu cơ được xếp vào hàng “có số má” trên thị trường đã cao hứng kể: Thời điểm VN Index tạo đỉnh 630 điểm vào tháng 10-2009, sau khi thấy lượng cung trên thị trường tăng vọt, anh ta nhận được “mật báo” phải bán ra liên tục. VN Index sau đó đã bắt đầu một đợt điều chỉnh mạnh và chỉ chịu dừng lại ở mốc 430 điểm. Có ý kiến cho rằng tay đầu cơ này “nổ” về một nguồn thông tin “mật” nào đó, nhưng cũng có người tỏ ra tư lự khi việc rò rỉ thông tin trên thị trường không phải là chuyện hiếm.

Thông thường, một đội lái làm giá CP thường kiểm soát rất chặt chẽ nguồn cung và cầu CP của mình. Đơn cử như việc một CP xuất hiện lệnh bán bất thường, đến chiều hoặc tối các đội lái đã có thể xác định là ai. Như vậy, khi khả năng các tài khoản lớn trên thị trường, chẳng cần phải nghe một tin tức nào cả nhưng lại đồng loạt bán ra và một số người khác biết được và loan tin này ra ngoài, hệ quả sau đó không nhỏ. Lúc này những NĐT nào bán ra đúng đỉnh là những người có lãi nhất và những ai mua ngay sẽ là những người lỗ lặng nhất.

Ngoài ra, NĐT thua lỗ còn xuất phát từ khoản đầu tư của mình tự “bốc hơi”. Giả sử một CP có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, hiện đang có giá 5.0, được một đội lái gom vào và đánh lên 7.0 và xả ra bên ngoài, như vậy đội lái này sẽ lời 2.0 trên mỗi CP. Sau khi được những NĐT khác gom vào với giá 7.0, CP này giảm xuống 5.0 trở lại, lúc này họ bị lỗ 2.0. Nhưng sau đó, nếu lệnh bán vẫn tiếp tục được tung ra, đè giá CP này xuống giá sàn liên tục, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng, mua vào khoảng 10 CP với giá sàn nhưng lại có thể khiến cho giá trị vốn hóa của CP này giảm đi vài chục tỷ đồng. Lúc này NĐT bị lỗ hàng chục tỷ đồng, nhưng khoản đó lại không chảy vào túi ai cả. Việc cả TTCK “bốc hơi” giống như ví dụ trên đây đã lý giải vì sao, rất nhiều NĐT thua lỗ nhưng tìm mỏi mắt lại không có mấy ai lời.

Các tin khác