TTCK 5-5: VN-Index và HNX-Index cùng giảm mạnh

VN-Index giảm điểm, đi ngược dự báo của nhiều công ty chứng khoán. (Ảnh: Internet)
VN-Index giảm điểm, đi ngược dự báo của nhiều công ty chứng khoán. (Ảnh: Internet)
VN-Index giảm điểm, đi ngược dự báo của
nhiều công ty chứng khoán. (Ảnh: Internet)

Sau một vài phiên tăng điểm khá mạnh, VN-Index đã điều chỉnh giảm 7,29 điểm, tương đương 15% xuống 479,29 điểm trong phiên giao dịch sáng nay 5-5. Điều này đi ngược với dự báo của nhiều công ty chứng khoán về việc chỉ số có thể tiếp tục xu hướng tăng để chỉnh phục ngưỡng 500 điểm.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index vốn đang trong xu hướng giảm điểm lại chịu tác động từ sàn HOSE nên mức giảm càng mạnh hơn so với các phiên trước. Cụ thể, chốt phiên này HNX-Index giảm 1,09 điểm, tức khoảng 1,31% xuống còn 82,1 điểm.

Thống kê các nhóm cổ phiếu trên thị trường, nhóm Large Cap có mức giảm mạnh nhất với 1,89%, tiếp đến là các nhóm Micrco Cap giảm 1,43%, Small Cap 1,24% và nhóm Mid Cap sụt 0,8%.

Thanh khoản tại HOSE duy trì ở mức tương đương phiên trước với gần 22 triệu đơn vị, trị giá 534,27 tỷ đồng. Tuy nhiên, riêng giao dịch thỏa thuận đã chiếm 5,7 triệu đơn vị và xấp xỉ 210 tỷ đồng giá trị.

Về biến động giá trên thị trường, cuối phiên nhờ lực cầu có phần gia tăng, giúp số lượng cổ phiếu giảm thu hẹp còn 136 mã, trong khi lượng cổ phiếu tăng mở rộng lên 70 mã, còn lại là 66 mã đứng giá. Đáng chú ý trong số này có 7 mã tăng kịch trần bao gồm TRC, FBT, MAFPF1, LHG, TLG, CLG, KAC, và MKP nhưng số mã giảm kịch sàn lên đến 33, dẫn đầu về giá trị tuyệt đối là MSN và BVH. Ngoài ra còn có SPM, DPR, TRA, SAV…

SSI là mã duy nhất có thanh khoản đạt hơn 1 triệu đơn vị, trong khi đó, KTB bất ngờ có phiên giao dịch sôi động với hơn 965.000 cổ phiếu được chuyển nhượng, dù giá cổ phiếu giảm kịch sàn.

EIB, HPG, PVD, AGR là những bluechips có mức tăng giá khiêm tốn trong phiên này. Hầu hết các mã còn lại đều giảm hoặc duy trì ở mức giá tham chiếu.

Thống kê giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, phiên này họ mua tổng cộng 2,31 triệu cổ phiếu. Dẫn đầu là ITA với hơn 370.000 đơn vị, tiếp theo gồm có HAG, HPG, DPM, CTG… BVH và MSN được họ mua vào với khối lượng thấp nhưng về tỷ trọng vẫn chiếm đáng kể.

Tại sàn Hà Nội, chốt phiên sắc đỏ tràn lan, chiếm đại đa số trên bảng điện tử. Thống kê cụ thể có tới 223 mã giảm, chỉ còn 54 mã tăng và 39 mã đứng giá.

Thanh khoản nhích không đáng kể so với phiên giao dịch liền trước. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ đạt 22,9 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch hơn 288 tỷ đồng

Diễn biến cụ thể:

Giờ mở cửa: HNX-Index tăng nhẹ ngay phút đầu tiên mở cửa phiên giao dịch sáng 5-5, trong khi đó, VN-Index cũng ghi nhận mức tạm khớp hơn 6 điểm nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên tình hình nhanh chóng thay đổi vào giờ khớp lệnh mở cửa.

MSN tiếp tục tăng trần phiên thứ 9 liên tiếp nhưng mau chóng hạ nhiệt, đáng chú ý là việc BVH tạm khớp ở mức giá sàn ngay khi mở cửa, và VNM tăng kịch trần, DIG cũng ở tình trạng tương tự. Một số mã vốn hóa lớn tại HOSE cũng tiếp tục tăng nhẹ KBC, PVD, HAG, HPG, PVF… Được biết, HAG vừa được Fitch duy trì xếp hạng tín nhiệm dài hạn ở mức “B“ với triển vọng ổn định.

Sự biến động diễn ra liên tục khi BVH trở lại mức giá tham chiếu, VNM chỉ còn tăng gần 2% lúc 8h40 và VCB quay đầu giảm nhẹ.

Đến 8 giờ 45, MSN chính thức đảo chiều giảm nhẹ sau 8 phiên liên tục tăng trần. Việc MSN, BVH và VCB đồng loạt giảm, trong khi VIC, VNM, FPT… cùng ở mức tham chiếu khiến VN-Index quay đầu giảm 0.62 điểm, tức 0,13% xuống 485,96 điểm. Thanh khoản không có sự thay đổi đáng kể vẫn với hơn 560.000 đơn vị, trị giá 12 tỷ đồng.

Tại sàn Hà Nội, THV tiếp tục dẫn đầu thanh khoản nhưng giao dịch ở mức giá giảm, HBS và SHN cũng ở tình trạng tương tự. Chỉ số HNX-Index chỉ còn tăng nhẹ 0,05 điểm lên 83,24 điểm. Thanh khoản xấp xỉ 2 triệu đơn vị, tương đương 26,32 tỷ đồng.

9 giờ: Mức độ điểu chỉnh của VN-Index đã mở rộng lên đến 4,72 điểm tức 0,97% xuống 481,86 điểm và vẫn xu hướng vẫn còn tiếp diễn. Cùng với sự điều chỉnh này là các mã vốn hóa lớn như BVH, MSN, VNM, VIC… đều quay đầu giảm mạnh tạo nên áp lực lớn cho chỉ số VN-Index. Lực bán chốt lời thậm chí còn đẩy MSN xuống mức giá sàn với dư mua khá trống trải.

Cùng lúc này, HNX-Index cũng đã quay đầu giảm tiếp 0,3 điểm, xuống 82,89 điểm. nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chỉ có PVG tăng giá, trong khi nhiều mã khác trong tình trạng giảm

9 giờ 22: Áp lực xả hàng đã nghiêm trọng hơn khi MSN và BVH đồng loạt giảm sàn kéo VN-Index sụt giảm đến 7,18 điểm, tương đương 1,48% và lùi về 479,4 điểm. Thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện do nhà đầu tư ngại bắt đáy.

9 giờ 30: Tình hình chưa có sự cải thiện trên cả hai sàn. VN-Index vẫn giảm hơn 7 điểm, và HNX-Index mất gần 0,6 điểm. Thanh khoản của HOSE và HNX đạt lần lượt là 6 triệu đơn vị và 7,4 triệu đơn vị.

Hai sàn chỉ có 100 mã tăng giá nhưng có đến gần 270 mã giảm, trong đó có khá nhiều mã giảm kịch sàn. Một số mã đi ngược thị trường với mức tăng kịch trần có TRC, MAFPF1, BMP, CCL, LHG tại HOSE và PSC, SDG, SGD, SJC, và L61 tại HNX.

10 giờ: Lực cầu bắt đáy không có dấu hiệu gì gia tăng, khiến cho áp lực bán càng trở nên “trơ trọi” và đà giảm của các chỉ số càng thêm trầm trọng. VN-Index giảm đến 9,94 điểm, tương đương 2,04% và lùi sâu về 476,64 điểm.

Điều đáng buồn là thanh khoản không gia tăng mà còn sụt giảm mạnh so với các phiên trước, chỉ có hơn 11,3 triệu đơn vị được chuyển nhượng, trị giá 237,82 tỷ đồng.

Trên bảng điện tử, sắc đỏ chiếm đa số với 158 mã, còn lại là 44 mã tăng và 40 mã đứng giá. Việc BVH, MSN giảm sàn được xem là “cú sốc” khá lớn cho thị trường.

Khối ngoại, đối tượng góp phần làm “méo mó” thị trường, tính đến thời điểm này chỉ mua hơn 1,3 triệu cổ phiếu, trong đó họ mua nhiều nhất là ITA.

Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đang giảm hơn 1 điểm. Khối lượng giao dịch cũng tương đương so với HOSE nhưng giá trị chuyển nhượng lại thấp hơn nhiều.

10 giờ 30: BVH, và MSN vẫn tiếp tục giảm sàn, nhưng biên độ giảm của các mã vốn lớn đã được rút ngắn giúp VN-Index thu hẹp còn 7,5 điểm, tức 1,54% và chốt đợt khớp lệnh liên tục tại 479,08 điểm. Thanh khoản đạt gần 16 triệu cổ phiếu, tương đương 343,72 tỷ đồng.

HNX-Index vẫn chưa có sự cải thiện khi vẫn giảm 1,12 điểm, tương ứng 1,35% và tạm lùi về 82,07 điểm. Khối lượng chuyển nhượng đạt xấp xỉ 17 triệu đơn vị, trị giá 210 tỷ đồng.

Các tin khác