TTCK 21-4: Diễn biến trái chiều trên 2 sàn

Kết thúc phiên giao dịch sáng 21-4, các chỉ số trên 2 sàn HOSE và HNX tiếp tục có những diễn biến trái chiều. Tuy nhiên, về giá cổ phiếu trên thị trường nói chung tiếp tục với xu hướng đi xuống.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 21-4, các chỉ số trên 2 sàn HOSE và HNX tiếp tục có những diễn biến trái chiều. Tuy nhiên, về giá cổ phiếu trên thị trường nói chung tiếp tục với xu hướng đi xuống.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn là lực đỡ chính cho chỉ số VN-Index. Mặc dù tổng lượng cổ phiếu họ mua vào trong phiên chỉ hơn 1.75 triệu đơn vị, nhưng với việc mua tỷ trọng áp đảo BVH, MSN giúp hai cổ phiếu này tăng trần tạo nên lực đỡ cho VN-Index.

Tuy nhiên, với hơn ½ cổ phiếu tại HOSE giảm giá (155 mã), lực đỡ đến từ khối ngoại cũng phát huy tác dụng hạn chế. VN-Index chỉ có thể tăng 1.8 điểm, tương đương 0.39% lên 460.3 điểm.

Nhà đầu tư trong nước vẫn giữ thái độ thận trọng và chỉ chấp nhận mua ở mức giá thấp. Kết quả là thanh khoản không có sự tăng trưởng, khi khối lượng giao dịch vẫn ở mức 21.5 triệu đơn vị, trị giá gần 490 tỷ đồng. Trong số này có 4.5 triệu cổ phiếu giao dịch thỏa thuận, trị giá 131.81 tỷ đồng.

Trong các nhóm cổ phiếu của thị trường, chỉ có Large Cap tăng 1.35%, trong khi các nhóm cổ phiếu khác đều giảm.

Các chỉ số trên 2 sàn HOSE và HNX tiếp tục có những diễn biến trái chiều. Ảnh Lã Anh
Các chỉ số trên 2 sàn HOSE và HNX tiếp tục có những diễn biến trái chiều. Ảnh Lã Anh

Diễn biến giao dịch của tại sàn HNX ảm đạm từ đầu phiên. Biên độ sụt giảm của HNX-Index mở rộng dần về cuối phiên. Nhờ sức bật nhẹ ở những phút cuối giúp chỉ số này còn giảm 1.79 điểm, tức 2.08% chốt tại 84.21 điểm. Thanh khoản vẫn ở mức với 23.2 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 299 tỷ đồng.

Toàn sàn có đến 221 mã giảm giá, 70 mã tăng và 102 mã đứng giá. Trong số này có 47 mã giảm kịch sàn, 14 mã tăng trần.

Diễn biến cụ thể:
Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index có xu hướng tăng khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tại sàn này tạm khớp ở mức giá “xanh”.

Trong khi tại HNX, mặc dù số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm đa số so với các mã giảm nhưng chỉ số HNX-Index vẫn quay đầu đi xuống nhẹ và chạm mốc 85 điểm, thanh khoản đạt hơn 2 triệu đơn vị lúc 8h45.

Tuy nhiên, giao dịch sôi động ở mức giá tăng chỉ có THV và HBS, trong các mã cổ phiếu lớn khác như KLS, VND, PVX, hay VCG… đều trong tình trạng giảm giá hoặc đi ngang. Mức giảm của HNX-Index lúc này là 0.27 điểm, tương đương 0.31% xuống 85.73 điểm. Toàn sàn có đến 295 mã chưa có giao dịch, hoặc đứng giá. Còn lại là 56 mã tăng và 33 mã giảm giá.

Cùng lúc này, VN-Index cũng chốt đợt khớp lệnh mở cửa giảm nhẹ 0.12 điểm, tức 0.03% xuống 458.38 điểm. Điều này xảy ra do hầu hết các mã vốn hóa lớn đều chốt ở mức giá tham chiếu ngoại trừ MSN tăng nhẹ.

Thanh khoản của sàn này chưa đạt 450 ngàn đơn vị, giá trị ở mức 8.66 tỷ đồng. Giao dịch ảm đạm với 38 mã tăng giá, 35 mã xuống giá và 57 mã đi ngang.

Lúc 9 giờ 15, mức tăng của chỉ số là hơn 4 điểm, tương đương 0.9% và vượt lên 462.7 điểm. Tuy nhiên đà tăng này không đại diện cho toàn thị trường mà chỉ thể hiện sự đột phá của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với một vài mã chủ chốt như BVH, MSN, VIC, VNM. Có lúc các mã này đã đồng loạt tăng trần.

Do đó, giao dịch nhìn chung vẫn thận trọng với hơn 3.5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá hơn 87 tỷ đồng. Cùng lúc này, HNX-Index vẫn giảm 0.39 điểm xuống 85.61 điểm do không nhận được sức chống đỡ từ cổ phiếu lớn. Thanh khoản có cao hơn HOSE nhưng vẫn ở mức thấp với 4.75 triệu đơn vị, tương đương 63.7 tỷ đồng.

Tính đến 10 giờ VN-Index thu hẹp đà tăng còn 2.55 điểm, tương đương 0.56% tạm thời giữ ở 461.05 điểm. Tuy nhiên, trên bảng điện tử vẫn có đến 128 mã giảm, và chỉ có 54 mã tăng cùng 67 mã đứng giá. Thanh khoản gần như bế tắc khi chỉ có gần 10 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 251 tỷ đồng. STB dẫn đầu về thanh khoản nhưng cũng chỉ có 482,670 cổ phiếu được giao dịch, HAG, SSI, ITA… là những mã tiếp sau.

Với HNX-Index, chỉ số này giảm đến 1.35%, tức 1.16 điểm và lùi về còn 84.84 điểm. Toàn sàn có 150 mã giảm giá, 61 mã tăng và 173 mã đứng giá.

Chỉ số VN-Index quay đầu tăng trở lại ngay sau phút khớp lệnh đầu tiên (8h45) và bắt đầu bật mạnh từ sau 9h00.

10 giờ 30, áp lực bán ở hầu hết các nhóm cổ phiếu đã kiềm chế đà tăng của chỉ số VN-Index còn 2 điểm, tương đương tăng 0.44% chốt ở 460.5 điểm nhờ sự hỗ trợ của BVH và MSN.

Trong khi đó, HNX-Index ghi nhận mức giảm đến 1.65 điểm, tức 1.92% về 84.35 điểm cho thấy tâm lý nhà đầu tư hiện nay khá xấu trước nỗi lo về mức lạm phát của tháng 4 tiếp tục tăng cao.

Trước đó, VN-Index đi ngang và sau đó giảm dần trong khoản thời gian từ 9h15-10h00. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tiếp tục mở rộng đà sụt giảm và đang tiếp cận về mốc 85 điểm. Các giao dịch nhìn chung vẫn lình xình ở mức thấp.

Đáng chú ý, khi các mã như MSN, BVH, VIC lại tiếp nhận sức cầu hỗ trợ khá đắc lực từ các nhà đầu tư nước ngoài khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Trong đó, MSN duy trì mức giá trần một thời gian dài.

Các tin khác