Trụ cột tiếp tục dẫn dắt

Cả 2 chỉ số cùng giảm điểm trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5. VN Index giảm 7,4 điểm (tương đương -1,54%) đóng cửa ở mức 472,71 điểm. HNX Index cũng có tuần giảm thứ 7 liên tiếp với mức giảm 0,89 điểm (-1,06%) đóng cửa ở mức  82,69 điểm.

Cả 2 chỉ số cùng giảm điểm trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5. VN Index giảm 7,4 điểm (tương đương -1,54%) đóng cửa ở mức 472,71 điểm. HNX Index cũng có tuần giảm thứ 7 liên tiếp với mức giảm 0,89 điểm (-1,06%) đóng cửa ở mức  82,69 điểm.

Giao dịch sau kỳ nghỉ lễ dài của các thị trường vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực. Diễn biến của VN Index chủ yếu phụ thuộc vào các mã có tỷ trọng lớn trong công thức tính chỉ số như BVH, MSN, VIC, VNM trong khi các mã có vốn hóa nhỏ và vừa tiếp tục đi ngang hoặc giảm dần.

Điều này thể hiện rõ nét hơn trên sàn Hà Nội. Với việc giá dầu thế giới giảm mạnh về dưới mức 100USD/thùng vào cuối tuần trước, áp lực tăng giá xăng dầu trong nước đã giảm xuống đáng kể. Tâm lý NĐT sẽ được giải tỏa phần nào. Tuy vậy, thanh khoản kém đang là trở ngại lớn nhất với đà phục hồi của thị trường.

Trên đồ thị kỹ thuật, trong tuần qua VN Index gặp phải ngưỡng kháng cự quanh mức 487-488 điểm với 3 vạch Fibonacci 261,8%, 78,6% và 50% (xem đồ thị). Bên cạnh các chỉ báo như Stochastic, RSI đã vào vùng quá mua, đồng thời giá đang di chuyển ra ngoài dải băng Bollinger. Do đó, VN Index có 2 phiên điều chỉnh với mức giảm khá mạnh.

Phiên giao dịch cuối tuần, VN Index hình thành cây nến dạng Doji cho thấy trạng thái lưỡng lự của cả bên mua và bên bán. Tuy vậy, VN Index đã thất bại trong việc vượt qua đỉnh cũ (496,22 điểm) ngày 11-3-2010 đã tạo nên các tín hiệu phân kỳ giảm giá với các chỉ báo RSI và Stochastic. Do đó, nhiều khả năng chỉ số vẫn sẽ tiếp tục giảm điểm trong các phiên đầu tuần này, sự tích cực (nếu có) sẽ xuất hiện vào các phiên giữa và cuối tuần. Các ngưỡng chống đỡ cho chỉ số ở mức 465 điểm với vạch Fibo 61,8% và nhiều đỉnh nhỏ trong ngắn hạn. Ngưỡng chống đỡ tiếp theo cho chỉ số ở quanh mức 455 điểm.

Tuy nhiên, VN Index tiếp tục bị “bóp méo” bởi các mã có vốn hóa lớn, quan sát đồ thị kỹ thuật các mã này vẫn chịu áp lực giảm trong vài phiên tới, điều này sẽ tiếp tục chi phối chỉ số chung. Cụ thể, trong tuần qua BVH thất bại trong việc vượt qua đỉnh cũ quanh mức giá 92 được tạo ra ngày 11-3 và có 2 phiên giảm sàn liên tiếp.

Trong tuần này, áp lực giảm của mã này vẫn tồn tại. Các mức chống đỡ cho BVH ở quanh mức giá 75-80 - ứng với các vạch Fibo 61,8% và 78,6%. So với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần trước ở mức 84,5, BVH vẫn còn có thể giảm vài phiên nữa để tiếp cận vùng chống đỡ nhằm thu hút lực cầu quay trở lại. Trong khi đó, MSN sau khi vượt qua đỉnh ở mức giá 97 (được tạo ra ngày 21-1-2011) vào ngày 21-4-2011 đã có những phiên tăng trần ấn tượng lên mức giá 130, xác lập mức đỉnh cao nhất của mã này.

Mức giá này tạo ra ngưỡng kháng cự cho MSN với vạch Fibo-Projection 100% và vạch Fibo-Retracement 261,8%.  Tuần trước, MSN đã có 2 phiên điều chỉnh liên tiếp. Vùng chống đỡ cho MSN ở quanh mức giá 97-105, ứng với mức đỉnh cũ và vạch Fibo 50-61,8%. Với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần trước là 117, cũng giống như BVH, áp lực giảm của MSN vẫn tồn tại, nghĩa là đà giảm của VN Index sẽ tiếp tục được dẫn dắt bởi các mã này.

Trong khi đó, HNX Index chống đỡ mức 82,5 điểm theo mẫu hình Bullish 0,618AB = CD. Vào 2 phiên cuối tuần qua chỉ số đã xuyên thủng và di chuyển dưới mức chống đỡ này hơn 0,7%, ở mức 81,94-81,97 điểm. Tuy nhiên, với mức sai lệch nhỏ hơn 1%, phiên cuối tuần trước HNX Index đã đóng cửa trên mức chống đỡ 82,5 điểm.

Đồng thời hai cây nến cuối tuần qua có bóng mờ cận dưới ở mức 81,94 và 81,97 điểm và tạo thành mẫu hình nến “đáy nhíp” (tweezer bottom),  đây là mẫu hình đảo chiều. Các lý do trên ủng hộ cho khả năng HNX Index sẽ tăng điểm trong tuần tới từ mức chống đỡ 82,5 điểm. Tuy nhiên, mẫu hình “đáy nhíp” cho tín hiệu đảo chiều có mức độ tin cậy yếu và việc chớm phá mức chống đỡ quanh 82,5 điểm, HNX Index có thể tiếp tục giảm điểm và lùi về mức chống đỡ tiếp theo là 78-79 điểm, mức đáy cũ (thấp nhất trong lịch sử HNX Index) ngày 24-2-2009.

Trên đồ thị tuần HNX Index, chỉ báo Stochastic đang ở vùng quá bán và đường Fast sto(%K) đã chớm cắt lên đường Slow sto(%D) cho tín hiệu mua. Đồ thị nến liên tục xuất hiện các cây nến dạng Doji và Short Black cho thấy sự lưỡng lự của thị trường. \Các cây nến này cho tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng với xác suất gần như nhau. Do đó, trong tuần này có 2 khả năng xảy ra cho HNX Index: tăng điểm ngay từ đầu tuần (50%) và tiếp tục lùi về vùng chống đỡ mạnh hơn 78-79 điểm trước khi tín hiệu tích cực xuất hiện (50%).

Các tin khác