Những công trình hoang

Bài 1: Dự án 10 năm vẫn chưa hết "treo"

LTS: Do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc, năng lực chủ đầu tư và nhà thầu yếu kém... đã dẫn đến nhiều dự án ở tphcm triển khai rất trì trệ, kéo dài nhiều năm, gây khốn đốn cho người dân trong các khu quy hoạch, bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác. Từ số báo này, ĐTTC khởi đăng loạt bài phóng sự điều tra “Những công trình hoang”, phản ánh thực trạng và mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trách nhiệm của các doanh nghiệp BĐS và cơ quan chức năng liên quan.

LTS: Do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc, năng lực chủ đầu tư và nhà thầu yếu kém... đã dẫn đến nhiều dự án ở tphcm triển khai rất trì trệ, kéo dài nhiều năm, gây khốn đốn cho người dân trong các khu quy hoạch, bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác. Từ số báo này, ĐTTC khởi đăng loạt bài phóng sự điều tra “Những công trình hoang”, phản ánh thực trạng và mổ xẻ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trách nhiệm của các doanh nghiệp BĐS và cơ quan chức năng liên quan.

Cho đến nay Dự án khu dân cư 10,8ha tại khu phố 6 (phường Hiệp Phú, quận 9, TPHCM) bị “treo” đã 10 năm. phía Chủ đầu tư cố tình dây dưa, mặc tình cảnh điêu đứng của người dân địa phương.

Kiến nghị dài dài

Cách nay 10 năm, tháng 12-2001, UBND TPHCM ra quyết định thu hồi 10,8ha tại khu phố 6 giao cho Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận đầu tư xây hạ tầng nhà ở. Trong đó, đất nhà ở và trung tâm thương mại 5,1ha, đất xây dựng công trình công cộng 5,7ha. Trước đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đã đồng ý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 khu nhà ở khu phố 6. Theo đó, toàn dự án được duyệt với quy mô 318 căn nhà liên kế, biệt thự và các công trình công cộng gồm trường mầm non, công trình thương mại - dịch vụ, công viên cây xanh. Đến tháng 8-2002, UBND quận 9 đã thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ dự án. Tuy nhiên, ngay sau đó chủ đầu tư đã kiến nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 khu nhà ở tại khu phố 6 thành dự án khu dân cư tập trung. UBND TP đã chấp thuận cho điều chỉnh mục tiêu dự án sang đầu tư và xây dựng 30.000 căn hộ chung cư dành cho tái định cư trên toàn địa bàn TP.

Bài 1: Dự án 10 năm vẫn chưa hết "treo" ảnh 1

Một người dân ở khu phố 6 trước khu đất đã "treo" 10 năm nay. Ảnh: THANH VY

Nhưng đến tháng 3-2009, Sở Y tế TPHCM đề nghị UBND quận 9 xem xét, điều chỉnh quy hoạch dự án để chủ đầu tư xây dựng Bệnh viện Bình Dân 2 có quy mô 3ha trong khu đất thuộc dự án. Chủ đầu tư lại kiến nghị UBND quận 9 điều chỉnh quy hoạch theo phương án của chủ đầu tư. Theo đó, tổng diện tích đất của dự án 10,8ha được phân bổ như sau: đất xây dựng chung cư 4,1ha, bệnh viện 3,1ha, đất thương mại - dịch vụ tổng hợp 0,5ha, đất cây xanh 0,9ha, đất giao thông 2ha. Từ khi triển khai, chủ đầu tư hứa sẽ hoàn thành dự án vào năm 2003. Vậy nhưng đến nay khu vực quy hoạch dự án này vẫn là khu đất bỏ hoang.

Chờ... điều chỉnh quy hoạch

Trước đây, người dân ở khu phố 6 chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Mảnh đất nông nghiệp màu mỡ ngày ấy với nhiều kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc tưới tiêu, mùa thu hoạch nào cũng đạt năng suất cao nên cuộc sống các hộ dân khá sung túc. Nhưng từ 10 năm nay, hơn 100 hộ dân ở đây vô cùng khốn đốn, có đất mà không canh tác được, nguồn nước tưới tiêu phụ thuộc vào 2 con kênh dẫn nước trong khu vực đã bị san lấp. Khô hạn khiến đất đai bạc màu, sâu bệnh, cây gì cũng không sống nổi.

Bài 1: Dự án 10 năm vẫn chưa hết "treo" ảnh 2Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, cố tình kéo giãn thời gian thực hiện dự án. yêu cầu chính quyền kiểm tra kết luận rõ đây là chiêu “xí phần” đất đô thị hay do chủ đầu tư thiếu năng lực thực hiện dự án? Cần xem xét cụ thể mức độ thiệt hại của Nhà nước và người dân địa phương do đất bỏ hoang suốt 10 năm nay.Bài 1: Dự án 10 năm vẫn chưa hết "treo" ảnh 3

Ý kiến của người dân tại khu phố 6

Vị trí quy hoạch dự án này tiếp giáp với Khu Công nghệ cao TPHCM, hạ tầng xung quanh đã hoàn thiện, đất nền tái định cư Khu Công nghệ cao phân lô hoàn chỉnh có giá 18 triệu đồng/m2. Nhờ những chính sách tái định cư của Khu Công nghệ cao, khu đô thị phường Hiệp Phú bây giờ đã khang trang hơn nhiều. Chỉ riêng khu đất nông nghiệp tại khu phố 6 đã bị biến thành bãi đất trống bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Bảng quy hoạch dự án đã tháo dỡ từ lúc nào không ai hay. Do chờ nhà đầu tư quá lâu, mặc cho chính quyền địa phương ngăn cấm, một số người dân đã tự ý san lấp mặt bằng tại khu đất ruộng bỏ hoang để làm kho bãi cho thuê.

Ông Trần Văn Hiệp than: “Đã 10 năm rồi mà dự án vẫn chưa “động đậy” gì. Người dân không được sửa chữa, xây cất nhà. Quyền sử dụng đất cũng bị “treo” nên không thể chuyển nhượng, cầm cố, vay mượn tiền làm ăn. Thậm chí có hộ quá bức xúc về chỗ ở, đã phải tận dụng chuồng chăn nuôi gia súc có sẵn, sửa chữa lại để ở, nhưng cũng không được phép mở rộng. Người dân nhiều lần khẩn thiết kiến nghị chính quyền địa phương thúc giục chủ đầu tư thực hiện dự án, nhưng cũng không được trả lời”.

Được biết, dù nhiều lần mạnh miệng kiến nghị điều chỉnh dự án nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn rất trì trệ thực hiện trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chỉ có bãi đất ruộng hơn 4ha (trước đây chủ đầu tư đền bù với giá 200.000-350.000 đồng/m2) đã được san lấp mặt bằng, ngoài ra chưa có hạng mục công trình nào. Ông Phạm Quang Bửu, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường quận 9, cho biết: “Đến nay, dự án này vẫn trong giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư chỉ mới chuyển nhượng được 4,16ha, còn lại 6,66ha vẫn chưa thỏa thuận được. Hiện chủ đầu tư vẫn đang chờ điều chỉnh quy hoạch chi tiết”.

Các tin khác