Vốn ngân hàng chảy vào margin?

Giả định GTGD trung bình của thị trường hiện nay là 4.000 tỷ đồng/phiên, tỷ lệ margin được đẩy lên mức tối đa 1:1 thì dòng tiền đòn bẩy mỗi phiên tương ứng 2.000 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 ngày T, T+1, T+2 tổng giá trị margin rơi vào tầm 6.000 tỷ đồng. 6.000 tỷ đồng này đến từ những nguồn nào?

Giả định GTGD trung bình của thị trường hiện nay là 4.000 tỷ đồng/phiên, tỷ lệ margin được đẩy lên mức tối đa 1:1 thì dòng tiền đòn bẩy mỗi phiên tương ứng 2.000 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 ngày T, T+1, T+2 tổng giá trị margin rơi vào tầm 6.000 tỷ đồng. 6.000 tỷ đồng này đến từ những nguồn nào?

Những giả định

Tổng vốn điều lệ của 3 CTCK có thị phần lớn hiện nay là SSI, HSC và VN Direct cũng đã xấp xỉ 6.000 tỷ đồng, tức tương đương với lượng tiền margin trong 3 phiên liên tiếp. Đó là chưa kể đến CTCK khác có ngân hàng (NH) mẹ đứng sau như BSC, VPBS, CTS… nên nguồn tiền margin cũng có thể rất dồi dào. Nhưng khả năng các CTCK sử dụng toàn bộ vốn cho hoạt động margin khó xảy ra.

Vốn của CTCK còn phải được phân bổ cho các hoạt động khác, chẳng hạn đầu tư hay tự doanh, có khi vẫn đang nằm trong một số khoản phải thu. Do vậy CTCK cần một nguồn khác để đắp vào và nhiều khả năng đó sẽ là dòng vốn từ NH.

Hiện có hơn chục CTCK có NH mẹ đứng sau, đang hoạt động tích cực, nhưng tiến độ NH rót vốn cho CTCK vẫn không dễ xác định. Dòng tiền vào-ra của các CTCK khá phức tạp, đọc BCTC của CTCK chừng 4-5 lần cũng khó xác định rõ vốn margin tự có của CTCK bao nhiêu, nhờ NH hỗ trợ bao nhiêu. Dòng tiền này có thể đến từ các NĐT mới tham gia thị trường, nhưng cũng không loại trừ đó là dòng tiền margin, cụ thể là tiền từ các NH. Cho CTCK vay để làm margin có lãi suất tốt, tài sản thế chấp (tức CP) có thanh khoản và nếu kiểm soát được rủi ro thì dại gì NH không làm.

Một chuyên gia tài chính phân tích, lãi suất huy động hiện nay là 6 “chấm” (6%/năm), NH huy động xong lại cho vay margin với lãi suất 12-14%/năm coi như lãi gấp 2 lần trở lên, quá hấp dẫn, tội gì không làm. Nhưng vấn đề ở đây NH không cung ứng quá nhiều vốn cho margin.

Từ giả định ban đầu, nếu các CTCK chỉ sử dụng khoảng 50-60% vốn cho margin, còn lại sử dụng vốn từ các “partner” (đối tác), dòng tiền đến từ khối này cũng chỉ tầm 2.400-3.000 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ tối thiểu của 1 NH (3.000 tỷ đồng), lợi nhuận đem về mỗi tháng (lãi suất 12-14%/năm) vào khoảng 36 tỷ đồng.

Nếu đưa ra thêm một giả định khác NĐT sẽ không gửi tiền vào NH, hoặc rút tiền tiết kiệm đi đầu tư chứng khoán thì NH sẽ như thế nào? Việc hạ lãi suất huy động xuống 6%/năm sẽ giúp các NH giảm chi phí vốn đầu vào.

Tuy nhiên, các NH hiện giờ vẫn đang còn dè dặt cho một số doanh nghiệp vay vì ngại nợ xấu, nên dù đầu vào có giảm tính ra vẫn tốn kém nếu không thể đưa vốn ra ngoài. Trong trường hợp NĐT rút tiền, hoặc gửi tiền ít lại mà chuyển sang chứng khoán, NH lại có cơ hội cung ứng vốn để CTCK cấp margin, như vậy có khi NH lại có lợi vì vừa giảm đầu vào trong khi đầu ra lại gia tăng. Nhưng trong thực tế giả định này cũng gặp phải không ít thách thức.

Thứ nhất, không phải NĐT nào rút tiền gửi NH cũng sẵn sàng đổ vào chứng khoán, nếu họ có đi mua “chứng” cũng chưa chắc đã sử dụng margin.

Thứ hai, vấn đề cung vốn và kiểm soát dòng tiền của NH đối với CTCK cũng là một thách thức lớn. Tổng giám đốc một CTCK có cổ đông là NH cho biết, người ngoài nhìn vào cứ nghĩ công ty có nhiều vốn margin lắm, nhưng thực tế không phải như vậy, vì NH gần như không hỗ trợ gì, nếu có lãi suất cũng ngang với thị trường, tầm 11-12%/năm. 

Chống rủi ro?

“Đã đến lúc cần thay đổi suy nghĩ theo kiểu “sợ rủi ro”, tức cứ cho vay gì dính đến TTCK là rủi ro, vấn đề là phải kiểm soát được nó” - vị tổng giám đốc nói trên cho biết. Quy trình NH cho CTCK vay, CTCK lại cấp margin cho NĐT mua CP, và nếu muốn kiểm soát NH chỉ cần nắm bắt được trạng thái của NĐT, nghĩ đơn giản vậy nhưng thực tế lại khá phức tạp.

Ngay đến cả CTCK, trong cách kiểm soát margin đối với khách hàng cũng có nhiều cách và thường rất khó tối ưu hóa. Có một chi tiết đáng chú ý là mặc dù một số CTCK đều nhắc đến hệ thống quản lý rủi ro tự động, nhưng xem xét mức độ “tự động” cũng chỉ tương đối. Chẳng hạn, theo quy trình khi giá trị tài sản (có sử dụng margin) của khách hàng giảm khoảng 20%, CTCK sẽ phát tín hiệu cảnh báo để khách hàng đóng thêm tiền nhằm “cân trạng thái”.

Nếu khách hàng không thực hiện, lúc này có thể CTCK sẽ tiến hành giải chấp theo hợp đồng đã thỏa thuận. Nhưng “quyết” việc này có thể phụ thuộc vào CTCK. Bởi nếu CTCK làm quá thẳng với khách hàng có khi lại mất khách, nhưng nếu nương nhẹ lại đối mặt rủi ro.

Ảnh minh họa: LONG THANH
Ảnh minh họa: LONG THANH

Trưởng phòng môi giới của một CTCK lớn có NH mẹ đứng sau tiết lộ, việc CTCK yêu cầu “mẹ” hỗ trợ vài trăm tỷ đồng là bình thường, vì số tiền đó đối với NH không lớn. Nhưng từ khi có yêu cầu cho đến khi được duyệt có khi mất cả tháng vì NH yêu cầu thực hiện hồ sơ sử dụng vốn như thế nào, kiểm soát rủi ro ra sao. Những năm gần đây, một vài NH có lập ra một bộ phận đầu tư, chuyên nghiên cứu các sản phẩm hỗ trợ đòn bẩy cho CTCK, thậm chí đi vào chi tiết cho từng CP, được cấp hạn mức bao nhiêu.

Nhưng xem ra không phải NH nào cũng chọn cách này. Mặt khác, có CTCK quản lý margin trên chi tiết từng CP, nhưng cũng có CTCK chỉ quản lý trên tổng giá trị danh mục, nghĩa là có CP này tăng, CP kia giảm, nhưng chỉ cần giá trị danh mục đừng giảm quá ngưỡng cho phép (tầm 20-30%) NĐT sẽ không bị phát tín hiệu cảnh báo (margin call).

Bản thân CTCK nhiều khi cũng không dễ dàng trong việc kiểm soát rủi ro trong danh mục của NĐT, nên đã có trường hợp “rào chắc” bằng cách khoán chỉ tiêu cho nhân viên tìm kiếm khách hàng, ngoài tiền ra còn phải có thêm tài sản là CP, đem về lưu ký tại CTCK của mình. CTCK còn như vậy thì NH thận trọng cũng là điều dễ hiểu. 

Các tin khác