Thoái vốn khuấy động thị trường

(ĐTTCO) - Việc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) công bố thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp niêm yết đã góp phần tạo sự hưng phấn cho thị trường. Trong sự phấn khích này, CP của các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch thoái vốn của SCIC bật tăng mạnh, thậm chí lên đỉnh trong nhiều năm. 
 
Dồn dập thoái vốn
Thông tin đáng chú ý nhất là việc SCIC đã thoái vốn thành công 3,33% cổ phần tại CTCP Sữa Việt Nam (VNM) thu về gần 9.000 tỷ đồng. Sức hấp dẫn của VNM đã được khẳng định từ lâu và đây cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư dành sự quan tâm đặc biệt đối với đợt thoái vốn này.
Theo thống kế có đến 19 NĐT đăng ký tham gia mua đợt đấu giá cạnh tranh cổ phần VNM, trong đó có 6 NĐT tổ chức nước ngoài, 5 NĐT tổ chức trong nước và 8 NĐT cá nhân trong nước.
 Ngày 14-11, CTCP Tập đoàn Kido (KDC) công bố kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ 80% vốn tại Công ty TNHH Tân An Phước. Thông tin này giúp KDC bật tăng mạnh ngay trong phiên giao dịch ngày 15-11. Trong khi trước đó, doanh nghiệp này công bố hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2017 sau 9 tháng nhưng CP vẫn “giậm chân tại chỗ”. 
Tuy nhiên, chỉ có 1 NĐTNN chiến thắng trong cuộc đấu giá khi đặt mức giá 186.000 đồng/cổ phần, cao hơn 24% so với mức giá khởi điểm (150.000 đồng/cổ phần). Trái với dự đoán trước đó của đó của giới đầu tư, NĐTNN này là cái tên mới tại VNM nhưng lại khá quen thuộc với giới đầu tư.
Đó là Tập đoàn Jardinr Cycle & Carriage (JC&C) của Singapore, chứ không phải Tập đoàn F&N. Bên cạnh số cổ phần mua lại từ SCIC thông qua đấu giá, JC&C còn mua lại lượng lớn CP VNM trên sàn HOSE nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam. Trước đó, JC&C đã đầu tư vào Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), CTCP Cơ điện lạnh (REE) và CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco). Như vậy, nếu tính luôn khoản đầu tư mới nhất tại VNM, tập đoàn này hiện đang nắm giữ khoản đầu tư tại Việt Nam có trị giá gần 1,5 tỷ USD.
Sau thành công tại VNM, lãnh đạo SCIC tiếp tục công bố lộ trình thoái vốn từ nay đến cuối năm. Cụ thể, tổng công ty sẽ tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư tại TPHCM và Hà Nội cho các đợt chào bán cổ phần doanh nghiệp nằm trong danh mục thoái vốn năm 2017 gồm: Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP), CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP Tập đoàn FPT (FPT), CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC).
Theo lộ trình được công bố, SCIC sẽ thoái 21,79% vốn điều lệ tại VCG (tương đương 96,25 triệu CP), 29,51% vốn điều lệ tại BMP (24,16 triệu CP), 37,1% vốn điều lệ tại NTP (33,1 triệu CP) và 34,71% vốn điều lệ tại DMC (12 triệu CP). Thông tin này tiếp tục gây hưng phấn cho thị trường bởi đây đều là những doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả và nắm giữ vị thế đầu ngành.
Thoái vốn khuấy động thị trường ảnh 1  SCIC thoái vốn thành công 3,33% cổ phần tại VNM thu về gần 9.000 tỷ đồng.  
CP lên đỉnh
Việc NĐTNN chấp nhận bỏ ra số tiền khủng để mua VNM với mức giá 186.000 đồng/CP đã tạo nên loạt phiên tăng điểm khá ngoạn mục của mã CP này. Từ mức giá 157.000 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 7-11 lên 184.500 đồng/CP trong phiên ngày 13-11 (tương đương mức tăng hơn 17%).
Đây cũng là đỉnh lịch sử của VNM sau hơn 11 năm niêm yết trên HOSE. VNM chào sàn HOSE trong phiên giao dịch ngày 19-1-2016 và chốt giá trong phiên ra mắt ở mức 53.000 đồng/CP. Đáng chú ý thanh khoản của VNM cũng tăng đột biến trong đợt tăng điểm này. Như trong phiên giao dịch ngày 13-11, đã có hơn 40,5 triệu CP VNM được khớp lệnh với giá trị lên đến 7.500 tỷ đồng. 
Nhóm CP nằm trong lộ trình thoái vốn của SCIC cũng bật tăng mạnh những phiên giao dịch gần đây. Cụ thể, VCG từ 21.600 đồng/CP lên 24.800 đồng, FPT từ 51.200 đồng/CP lên 54.000 đồng, NTP từ 72.000 đồng/CP lên 79.000 đồng, BMP từ 74.000 đồng/CP lên 89.600 đồng, DMC từ 105.000 đồng/CP lên 120.000 đồng. Đây cũng là mức giá cao nhất của nhóm CP này trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự VNM, thanh khoản của nhóm CP này cũng tăng vọt khi dòng vốn chuyển dịch sang với kỳ vọng về sự đột phá của doanh nghiệp sau khi SCIC thoái vốn. 
Tuy vậy, khả năng thành công trong các đợt thoái vốn sắp tới của SCIC sẽ khó lặp lại như câu chuyện của VNM. Trên thực tế, nhóm doanh nghiệp này chưa thể sánh được với VNM về mức độ hiệu quả và định vị thương hiệu trên thị trường. Theo nhận định của giới phân tích, DMC là doanh nghiệp có nhiều khả năng thành công nhất bởi doanh nghiệp này đã thông qua kế hoạch nới room ngoại lên 100%.
Hiện cổ đông lớn nhất tại DMC là CFR International SPA (công ty thành viên của Abbott) đang nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. Nhiều khả năng CFR International SPA sẽ ôm trọn số cổ phần SCIC dự định thoái vốn tại DMC. Nan giải nhất là NTP khi room ngoại tại doanh nghiệp này mới chỉ dừng lại ở mức 25,09% so với BMP 56,2%.

Các tin khác