Sóng đại hội khó diễn ra

Khép lại tuần giao dịch cuối tháng 3, VN Index có tuần tăng 1,4 điểm, tương đương +0,31%, đóng cửa ở mức 459,17 điểm. Trong khi đó, HNX Index giảm điểm tuần thứ 2 liên tiếp với mức giảm 1,77 điểm, tương đương -1,91%, đóng cửa ở mức 91,05 điểm.

Khép lại tuần giao dịch cuối tháng 3, VN Index có tuần tăng 1,4 điểm, tương đương +0,31%, đóng cửa ở mức 459,17 điểm. Trong khi đó, HNX Index giảm điểm tuần thứ 2 liên tiếp với mức giảm 1,77 điểm, tương đương -1,91%, đóng cửa ở mức 91,05 điểm.

Mùa ĐHCĐ không mang hiệu ứng tích cực

Đến hẹn lại lên, thời điểm tháng 3, 4 thị trường ấm lên với mùa ĐHCĐ. Toàn thị trường hiện nay có gần 800 công ty niêm yết trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM và hàng trăm công ty khác giao dịch trên OTC. Mùa đại hội không chỉ tất bật với thành viên hội đồng quản trị mà còn của hàng ngàn NĐT tổ chức và cá nhân trên sàn.

Trong thời điểm này, nhiều NĐT đang nhắc đến “sóng đại hội” trên TTCK: kết quả kinh doanh năm 2010, kế hoạch năm 2011, cổ tức, CP thưởng, các phương án tăng vốn và cả kết quả kinh doanh quý I-2011 đang hâm nóng chương trình nghị sự ĐHCĐ. Tuy vậy, không khí này không đủ tạo sức nóng để xua tan sự ảm đạm trên các sàn giao dịch.

Đầu tiên, NĐT sẽ quan tâm nhiều đến số liệu kiểm toán kết quả kinh doanh năm 2010. Các trường hợp tăng đột biến thường hiếm xảy ra, thay vào đó NĐT thật sự sốc với số liệu giảm sau kiểm toán so với con số công ty công bố. TLH, TAC, SAM, VSG, OGC, REE.. là những cái tên đáng chú ý. Sự chênh lệch đáng kể đang đánh mất niềm tin của NĐT vào các CP này.

Thứ 2, chuyện chi trả cổ tức, các công ty có mức chi trả cổ tức cao liệu có thu hút được sự quan tâm của NĐT? Theo thống kê, quý I-2011, các doanh nghiệp niêm yết đã chi hơn 7.700 tỷ đồng trả cổ tức. EIB, CTG, OGC, HBB, REE, IJC, PVD, PHR là các công ty phải chi ra số tiền lớn để trả cổ tức trong quý này. Trong giai đoạn hiện nay, đây là số tiền thực sự giúp ích cho nhiều NĐT vượt qua khó khăn và điều này có thể tạo sự tích cực ở một số mã.

Thứ 3, câu chuyện tăng vốn, trong năm 2010 có 116.000 tỷ đồng là số vốn doanh nghiệp huy động được qua TTCK. Cổ đông thực sự bội thực với việc phát hành thêm và pha loãng CP. Trong bối cảnh lãi vay cao, việc phát hành và sử dụng vốn chủ sở hữu với chi phí thấp sẽ giảm áp lực đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy vậy, PNC, VDS, VTB đã không được ĐHCĐ thông qua kế hoạch tăng vốn. Một số khác như CCI, VPH, MKP, DHC, đã được thông qua với số tiền huy động ít ỏi. Rõ ràng, trong giai đoạn hiện nay, việc huy động vốn qua TTCK đang vấp phải nhiều khó khăn.

Thứ 4, kết quả kinh doanh quý I-2011 và kế hoạch năm 2011. Toàn bộ nền kinh tế đang phải gồng mình vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp đặt kế hoạch thận trọng trong năm 2011. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý I không như kỳ vọng cũng đang tạo ra những hạn chế nhất định trên thị trường.

Mùa ĐHCĐ là thời điểm để các lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện làm ăn trong năm qua, kế hoạch năm tới với cổ đông - những người chủ doanh nghiệp. Kèm theo đó là cổ tức, CP thưởng cũng tạo ra nhiều kỳ vọng cho NĐT. Tuy vậy, khó có một sóng đại hội diễn ra, thay vào đó là sự thận trọng của NĐT với các khó khăn chung của nền kinh tế.

Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ

Giá xăng vừa tăng thêm 2.000 đồng/lít đang gây áp lực trực tiếp lên CPI tháng 4 (được đánh giá sẽ tác động tăng CPI khoảng 0,4%). Theo đó, NHNN tiếp tục tăng lãi suất tái cấp vốn lần thứ 3 trong năm 2011 lên mức 13%. Thống đốc NHNN cũng cho biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ không tăng cho đến tháng 6-2011 (đã được giữ nguyên ở mức 3% kể từ tháng 2-2009). Việc tăng lãi suất tái cấp vốn là tin xấu với TTCK.

Tuy vậy, NHNN đã cân nhắc hơn trong các biện pháp, cần một đánh giá đầy đủ từ CPI tháng 4 và mức tăng trưởng tín dụng, để xem xét biện pháp tỷ lệ dự trữ bắt buộc có được sử dụng. Các chính sách của Chính phủ đang đánh vào lạm phát kỳ vọng của người dân. Lãi vay cao đang cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ thắt chặt đang kìm hãm đà tăng trưởng nền kinh tế. Dòng tiền vào TTCK yếu cũng có nguyên nhân từ đây.

Test lại vùng chống đỡ

Trong tuần qua, VN Index dao động trong biên độ hẹp (11 điểm) với thanh khoản thấp và đan xen giữa các phiên tăng giảm. Kết thúc tuần, VN Index đã quay lại vùng hỗ trợ 455-460 điểm. Trong tuần này, nhiều khả năng VN Index sẽ test thành công và tăng điểm từ vùng chống đỡ này.

Thứ nhất, trên đồ thị tuần (ảnh), chỉ báo Stochastic đi vào vùng quá bán, kết hợp với đồ thị xuất hiện cây nến dạng SpinningTop. Sau một xu hướng giảm mạnh, nến này thường báo hiệu sự lưỡng lự của thị trường.

Thứ 2, trên đồ thị ngày, tín hiệu tích cực đang đến từ cặp chỉ báo MACD và Stochastic khi cùng cho tín hiệu mua.

Thứ 3, trendline R1 trong mô hình tam giác ABC tiếp tục chống đỡ mạnh cho chỉ số. Ngoài ra, dòng tiền yếu cho thấy trạng thái tiết cung của thị trường. Tuy nhiên nó cũng đang cản trở đà phục hồi của chỉ số. Các mã dẫn dắt như BVH, MSN mất đi lực đỡ từ khối ngoại, VIC đang có thị giá quá cao. Các nhóm CP có vốn hóa nhỏ và vừa vẫn đang ở vị thế giảm, điều đó đang được thể hiện rõ nét hơn trên sàn Hà Nội. Bên cạnh tâm lý thận trọng của đa số NĐT và các yếu tố cơ bản của nền kinh tế chưa sáng sủa, đà đi lên của chỉ số sẽ rất hạn chế. Do đó, một kịch bản sideway trong vùng giá 455-470 sẽ dần được thiết lập trên đồ thị của VN Index.

Kịch bản tương tự cũng đang diễn ra trên HNX Index. Chỉ số này đang dao động quanh mức trung tâm của một kênh giá kẹp giữa vùng chống đỡ 89-90 điểm và vùng kháng cự 96-97 điểm. Trong tuần tới, khả năng chỉ số tiếp tục test ngưỡng chống đỡ 89-90 điểm ở các phiên đầu tuần và sự tích cực sẽ đến ở các phiên cuối tuần.

Các tin khác