Nóng thật, nóng ảo

Dù thị trường ảm đạm, nhưng vẫn có không ít CP “tỏa sáng” với các phiên tăng giá mạnh. Liệu NĐT có thể tận dụng cơ hội để sinh lời hay không?

Dù thị trường ảm đạm, nhưng vẫn có không ít CP “tỏa sáng” với các phiên tăng giá mạnh. Liệu NĐT có thể tận dụng cơ hội để sinh lời hay không?

Sau 5 phiên liên tiếp đứng giá, DDM (Hàng hải Đông Đô) đột nhiên tăng trần từ 7.000 đồng lên 7.300 đồng/CP trong phiên cuối tuần qua. Nhưng nhìn vào chỉ số P/E lên đến gần… 200 lần của CP này có lẽ không ai dám mạo hiểm đua lệnh. Từ đầu tháng 3 đến nay, BMC (Khoáng sản Bình Định) đã có hàng loạt phiên tăng mạnh từ 2.0 lên hơn 3.3. Theo giải trình từ phía BMC, công ty vừa được cấp giấy phép khai thác titan-zicron tại khu mỏ Nam Đề, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Năm nay, BMC còn được hưởng mức thuế xuất khẩu xỉ titan 10% trong khi năm ngoái là 15%. đây là những thông tin tích cực, nhưng chừng đó là chưa đủ để CP này tăng hơn 60% chỉ trong một thời gian ngắn. Phiên ngày 25-3, CP này đã giảm sàn xuống 31.800 đồng/CP với KLGD xấp xỉ 430.000 đơn vị. Điểm đáng lưu ý là tổng KLGD của BMC từ đầu tháng cho đến ngày 24-4 đạt xấp xỉ 490.000 đơn vị.

Nhiều NĐT tỏ ra nghi ngờ về việc BMC đã được đánh lên và bắt đầu xả hàng ra dần. Trong thời điểm hiện nay, nếu lựa chọn CP để “phù phép”, những cái tên như BMC vẫn khá lý tưởng. Lý do nằm ở chỗ vẫn có một bộ phận NĐT chủ động đi tìm cơ hội trong lúc khó khăn nên CP nào có sóng sẽ được chú ý đặc biệt và từ đó có thể tập trung được nhiều vốn. Cho dù thời gian tới đây BMC có nổi sóng trở lại, chiến thuật hợp lý cũng chỉ là mua vào khoảng 500 CP và bán ngay vào ngày T+4 và chỉ xem đây là kiểu đầu tư cho “đỡ ghiền” lúc thị trường khó khăn hơn là đặt nhiều kỳ vọng lợi nhuận.

NĐT cá nhân rất khó nhận biết cổ phiếu nào tăng thật, tăng ảo. Ảnh: LÃ ANH

NĐT cá nhân rất khó nhận biết cổ phiếu nào tăng thật, tăng ảo. Ảnh: LÃ ANH

Từ ngày 9-3 đến nay, NHA (Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Nam Hà Nội) đã có 12 phiên tăng liên tiếp. Hoạt động kinh doanh chính của NHA là xây dựng công trình, khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản. Những thông tin NHA công bố trong thời gian gần đây cũng không có gì đặc biệt ngoài việc 22-3 vừa qua là ngày chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng CP với tỷ lệ 2:1. Điều đáng nói là sau khi chia tách xong, NHA lại tiếp tục tăng giá. Một CP bình thường tăng giá không rõ nguyên nhân không phải là chuyện hiếm, trong điều kiện thị trường thuận lợi, điều này có thể kích thích sự tò mò của NĐT, nhưng tại thời điểm đề cao sự thận trọng như hiện nay, chuyện lại khác.

THV (Tập đoàn Thái Hòa) tăng liên tiếp 3 phiên gần đây cũng gây hứng thú cho NĐT. Với mức giá 1.0 và doanh nghiệp làm ăn có lãi, thương hiệu mạnh, THV là một sự lựa chọn khá an toàn cho NĐT. Tuy nhiên, khối lượng CP lưu hành đến 55 triệu đơn vị có thể là một rào cản để CP này bứt phá. Bên cạnh đó, công ty cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng và phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cũng khiến cho áp lực nguồn cung sẽ tiếp tục “đeo đuổi” THV trong thời gian dài. Cách tiếp cận an toàn đối với THV chỉ là chờ đợi CP này giảm xuống dưới mệnh giá và mua vào thay vì kỳ vọng CP này có thể tăng mạnh 50-60%.

2 tuần liền, YBC (Xi măng và khoáng sản Yên Bái) liên tục tăng giá từ 1.7 lên 2.7, tuy nhiên thanh khoản chỉ đạt mức thấp. Theo đánh giá từ những người hiểu rõ về YBC, công ty có những lợi thế trong kinh doanh nhất định nhưng dường như lại không muốn cho “người ngoài” thấy một cách rõ ràng. Giao dịch CP này cũng là một “cực hình” vì các lệnh mua bán được tung ra rất khó lường, nhiều khi chỉ có lèo tèo vài CP khớp trong suốt giờ giao dịch nhưng gần đến cuối phiên lại đột ngột có một lệnh mua giá trần tung ra, đối ứng là một lệnh bán giá trần để nâng giá trung bình cuối phiên tăng lên.

CP tăng cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện cơ hội cho NĐT kiếm lời, nhưng đôi khi mức độ rủi ro đánh đổi lại lớn hơn rất nhiều. Bản thân những CP này có thể tăng giá khi thị trường giảm, thì khi thị trường phục hồi có thể diễn biến ngược lại, hoặc giảm giá hoặc bị ì không tăng giá nữa.

Các tin khác