Áp lực cạnh tranh
Tỷ lệ 2-20% không còn từ khi các quỹ đóng bước vào giai đoạn suy thoái, và rồi bị thay thế cách đây hơn nửa thập niên. Nhưng tỷ lệ này sau đó lại không thành vấn đề trong trường hợp các quỹ lãi lớn như giai đoạn 2006-2007, và hiện nay lại trở thành vấn đề lớn khi các quỹ hoạt động không hiệu quả sau đó.
Chưa kể sự kém minh bạch trong hoạt động của một số quỹ, cũng khiến những người bỏ tiền vào quỹ (investor) cảm thấy “nóng mắt”. Việc rút tiền ra khỏi quỹ đóng chỉ có thể được thực hiện qua việc đem chứng chỉ quỹ (CCQ) bán lại trên sàn.
Rủi ro khi phí quản lý thấp chính là áp lực thu nhập dành cho những nhà quản lý quỹ. Điều này có thể tạo ra động lực để quỹ có thể có thành tích vượt trội, nhưng kèm theo đó vẫn có thể là những rủi ro trong đầu tư, cũng như rủi ro về lợi ích giữa nhà quản lý quỹ và investor. |
Giám đốc đầu tư của một công ty quản lý quỹ nội địa lớn chia sẻ: “Từ khi quỹ mở đầu tiên xuất hiện đến nay, chưa bao giờ dám nghĩ đến mức phí 2% NAV, mà chỉ tính toán mức phí sao cho đủ duy trì hoạt động, và tìm cách gia tăng tài sản cho quỹ và lợi nhuận cho investor”.
Những người có kinh nghiệm trong ngành quản lý quỹ chỉ ra rằng, với mức phí 1-10%, tức 1% NAV và thưởng 10-15% trên thu nhập, thì một công ty quản lý quỹ quản lý tài sản 200-300 tỷ đồng cũng không đủ sống, vì chi phí để quản lý vận hành quỹ cũng không hề ít. Đó cũng là lý do những công ty quản lý quỹ nội địa hiện nay như BaovietFund, VFM, Eastspring… rất áp lực.
Tất nhiên, các công ty quản lý quỹ nhỏ hơn khó có cửa tồn tại, vì huy động được 200-300 tỷ đồng vốn cho quỹ cũng không dễ.
Vài năm gần đây, khi TTCK có nhiều diễn biến thuận lợi, số tiền tham gia các quỹ cũng nhiều hơn, nhưng không vì vậy mà các công ty quản lý quỹ dễ thở hơn, vì số lượng quỹ mới được lập ra cũng nhiều không kém. Khi investor tham gia thì yêu cầu quỹ phải sinh lời là chuyện đương nhiên, chưa kể viễn cảnh được trình bày cũng có nhiều điểm tương đồng nên phí thấp trở thành lợi thế.
Miễn phí lấy gì sống?
Càng sốc hơn khi hiện nay có những quỹ cho biết đã miễn phí quản lý quỹ và có khá nhiều chuyện thú vị liên quan đến vấn đề này. Sẽ có 2 kiểu miễn phí, hoặc là miễn phí quản lý, hoặc miễn các khoản thưởng liên quan đến thu nhập. Chẳng hạn, với các quỹ nhỏ, mới thành lập sẽ sẵn sàng miễn phí quản lý để investor bỏ tiền vào và chỉ khi nào có lãi mới hưởng.
Miễn phí lấy gì sống?
Càng sốc hơn khi hiện nay có những quỹ cho biết đã miễn phí quản lý quỹ và có khá nhiều chuyện thú vị liên quan đến vấn đề này. Sẽ có 2 kiểu miễn phí, hoặc là miễn phí quản lý, hoặc miễn các khoản thưởng liên quan đến thu nhập. Chẳng hạn, với các quỹ nhỏ, mới thành lập sẽ sẵn sàng miễn phí quản lý để investor bỏ tiền vào và chỉ khi nào có lãi mới hưởng.
Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng có lẽ các investor cũng nên lường trước việc các quỹ sẽ có lúc rơi vào áp lực phải có lợi nhuận để tạo ra thu nhập cho các nhà quản lý, nên kèm theo đó sẽ tạo ra những rủi ro tiềm ẩn, vì lợi nhuận lớn thì rủi ro cũng tỷ lệ thuận. Trường hợp ngược lại, một số quỹ lớn có thể chấp nhận không hưởng thu nhập từ phần lãi của quỹ, mà chỉ hưởng phí quản lý.
Thực tế, với một quỹ có quy mô lên đến 500 triệu USD hay 1 tỷ USD, thì 1% phí cũng tạo ra các khoản tiền 5-10 triệu USD, không phải là quá thấp. Tuy nhiên, việc miễn phí phần thưởng từ lợi nhuận còn có lợi ích khác, đó là giúp cho quy mô của quỹ có thể lớn hơn. Với điều kiện này, quỹ có thể thu hút thêm được nhiều investor, gia tăng NAV to hơn để từ đó có “thành tích” (track record) để lập các quỹ khác.
Có một thực tế, mặc dù công khai phí quản lý của mình, nhưng các quỹ vẫn có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của investor, nhất là các investor lắm tiền nhiều của. Chẳng hạn, nếu một investor bỏ vào một số tiền tương đương 10-20% NAV của quỹ và chỉ chấp nhận mất phí quản lý, không chấp nhận “thưởng” cho nhà quản lý quỹ nếu có lãi, thì vẫn có thể được xem xét để xé rào. Hoặc theo chiều ngược lại, nếu investor bỏ vào 1 triệu USD, phí quản lý 1%, nhưng nếu bỏ vào 5 triệu USD, yêu cầu phí quản lý còn 0,5% vẫn có thể được đáp ứng bằng nhiều cách khác nhau.
Việc phí quản lý được đưa về một mặt bằng mới thấp hơn nhiều so với trước đây đã và đang tạo ra một cuộc thanh lọc âm thầm, nhưng cũng rất khắc nghiệt trong ngành quản lý quỹ. Quyền lợi của các nhà quản lý quỹ đã và sẽ phải được cân đối với lợi ích của investor, thay vì có sự chênh lệch như trước. Còn nhớ, đã từng có giai đoạn mà investor của một số quỹ lớn đã nêu quan điểm, “quỹ đi xuống nhưng dường như các nhà quản lý quỹ đã giàu lên”. Tình trạng này có lẽ sẽ được giảm dần.
Các tin, bài viết khác
Lộc cổ tức đầu năm
Chờ CP ngân hàng lên sàn
Vốn khủng ngoại sẽ rót CP nào?
Licogi chưa bảo toàn vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Bất ngờ dòng vốn ngoại
Khởi đầu hanh thông
Ban lãnh đạo TTC Land chi hơn 20 tỷ đồng mua cổ phiếu SCR
Giờ G của phái sinh
Cổ phiếu phòng thủ cũng rủi ro
Khu vực đầu tư nước ngoài và tư nhân tạo động lực tăng trưởng kinh tế 2019