Cổ phần hoá DNNN tạo thêm lực TTCK

(ĐTTCO) - Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có quy mô vốn hóa nhỏ hơn các nước trong khu vực, điều này dẫn đến những hạn chế trong thu hút NĐT trong và ngoài nước cũng như không tạo điều kiện thuận lợi để đưa ra những sản phẩm mới nhằm tăng tính hấp dẫn cho TTCK.

(ĐTTCO) - Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có quy mô vốn hóa nhỏ hơn các nước trong khu vực, điều này dẫn đến những hạn chế trong thu hút NĐT trong và ngoài nước cũng như không tạo điều kiện thuận lợi để đưa ra những sản phẩm mới nhằm tăng tính hấp dẫn cho TTCK.

 

Năm 2017, trong bối cảnh nhiều cổ phiếu của các tổng công ty (TCT), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, sẽ tạo ra diện mạo mới cho TTCK Việt Nam. Các ngành nghề, lĩnh vực và những công ty trước đây chưa tham gia sàn giao dịch chứng khoán, sẽ là yếu tố quan trọng kích thích các NĐT tham gia vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Đó là dự báo của ông Kim Thiên Quang, Tổng giám đốc CTCK Maybank Kim Eng, đưa ra tại Hội thảo: “TTCK 2017: Cơ hội không dành cho tất cả" diễn ra tại TPHCM vào chiều ngày 9-12.

Các chuyên gia tại hội thảo cũng nhận định, TTCK đã đi gần hết năm 2016 và VN Index đã tăng gần 15%. Xét tương quan định giá trong khu vực, TTCK Việt Nam đang ngày càng hấp NĐT nước ngoài. Trong những tháng cuối năm 2016, quá trình cổ phần hóa TCT, DNNN đang diễn ra mạnh mẽ và dự đoán giai đoạn năm 2017-2018 sẽ được triển khai tích cực trong điều kiện thuận lợi hơn, sẽ mang lại cơ hội lớn cho các NĐT. Đơn cử trường hợp Sabeco, khi công ty này chính thức niêm yết cổ phiếu trên HOSE, đã chứng tỏ sức hút lớn khi giá cổ phiếu liên tục tăng trần từ phiên giao dịch đầu tiên đến nay.

Tuy nhiên TS. Trần Du Lịch cũng lưu ý, sức hút từ cổ phần hoá rất lớn, quyết tâm cổ phần hoá các TCT, DNNN cũng rất lớn, nhưng muốn đẩy nhanh quá trình này đòi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. TTCK Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào diễn biến của thị trường tiền tệ và chịu ảnh hưởng của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, các vấn đề về tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết nợ xấu, khai thông thị trường mua bán nợ... nếu được tích cực giải quyết sớm mới tạo động lực cho TTCK phát triển.

Bà Trần Thị Việt Hà, Ủy viên Hội đồng quản trị HOSE, cũng cho biết để hỗ trợ thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tích cực triển khai những cải cách thể chế và hoàn thiện khung pháp lý theo chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK phát triển, đạt được mục tiêu TTCK không chỉ là kênh huy động vốn của doanh nghiệp và Chính phủ, mà còn là kênh đầu tư hiệu quả của công chúng, từ đó thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị doanh nghiệp.

Các tin khác