Chiến thuật ứng phó nhanh

Sau 3 phiên giảm mạnh đầu tuần, TTCK Việt Nam đã bật lại trong 2 phiên cuối tuần. Nhưng tổng cộng trong tuần VN index đã mất 22,05 điểm; HNX Index  mất 6,15 điểm.

Sau 3 phiên giảm mạnh đầu tuần, TTCK Việt Nam đã bật lại trong 2 phiên cuối tuần. Nhưng tổng cộng trong tuần VN index đã mất 22,05 điểm; HNX Index  mất 6,15 điểm.

Tính đến đầu tuần này, những NĐT may mắn đang lãi từ 15-20%. Ảnh: LÃ ANH

Tính đến đầu tuần này, những NĐT may mắn đang lãi từ 15-20%.
Ảnh: LÃ ANH

Ngày 26-5, hàng loạt CP sau khi giảm sàn vào đầu phiên đã tăng trần trở lại từ giữa phiên và mang lại cho hàng loạt NĐT mức lãi 10% (tại HOSE) và 14% (tại HNX). Ngày 27-5, nếu CP đang nắm tiếp tục tăng trần, NĐT lãi thêm 5% (tại HOSE) và 7% (tại HNX).

Tính đến đầu tuần này, những NĐT may mắn đang lãi từ 15-20% - một tỷ lệ hết sức ấn tượng chỉ sau 2 phiên giao dịch, nhưng sẽ phải chờ thêm 2 phiên nữa (đủ T+4) để hiện thực hóa lợi nhuận của mình. Do vậy sẽ là sai lầm nếu khẳng định một điều gì đó chắc chắn trong lúc này, nhiều NĐT vẫn nói thị trường sẽ sớm “đổ” trở lại nhưng thực tâm lại mong tiếp tục “hồi”.

Cơ sở để NĐT hy vọng về khả năng TTCK tiếp tục tăng, hay ít nhất cũng trụ được trên 400 điểm nằm ở 3 yếu tố sau: Thứ nhất, thị trường đã xuống quá đà nên phục hồi là lẽ đương nhiên, nhất là những CP tầm trung hoặc nhỏ đã bị “giảm oan” theo thị trường. Đặc biệt, với những CP có thị giá 3.000-5.000 đồng/CP, việc tăng giá thêm 500-1.000 đồng, tương đương 10-20% không phải là điều quá khó.

Khi tất cả đều kỳ vọng và thực thi như vậy, giá CP tất yếu sẽ lên và đẩy thị trường cùng tăng. Thứ hai, hàng loạt cổ đông lớn đăng ký mua vào cũng như DN công bố mua CP quỹ. Lực đẩy từ khối này không chỉ có tác dụng đỡ giá CP mà còn tạo niềm tin cho NĐT đối với CP và có thể giảm áp lực bán ra. Thứ ba, thông tin về CPI tăng chậm lại trong tháng 5 ít nhiều đem lại tác dụng tích cực khi thị trường diễn biến tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực vừa nêu, sẽ có một rào cản cực lớn ngáng đường thị trường trong ngắn hạn tới đây. Đó là dòng tiền hiện nay có đủ sức giữ hoặc đẩy thị trường lên tiếp hay không? Câu chuyện tín dụng đổ vào CK nói riêng và khu vực phi sản xuất nói chung ai cũng biết, vấn đề cần mổ xẻ là dòng tiền thật cũng như vốn tự có của NĐT hiện nay như thế nào.

Sẽ là võ đoán khi nói rằng NĐT cá nhân “hết tiền”. Một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đã chia sẻ TTCK Việt Nam rất hay, nhiều lúc tưởng NĐT không còn tiền, nhưng chỉ cần có sóng là họ có thể xoay tiền ra ngay.

Nhưng sau một thời gian dài chán nản, việc hồi phục tâm lý để NĐT đưa tiền vào lại không dễ dàng. Các cổ đông lớn hay doanh nghiệp chỉ mới đăng ký mua, nhưng có mua thật sự hay không, phải chờ đến khi kết thúc thời hạn mới biết. Vẫn còn đó những doanh nghiệp dư tiền mặt, nhưng con số không nhiều, với lại cân nhắc giữa mua CP quỹ hay tiếp tục đem tiền gửi ngân hàng là điều không đơn giản.

Từ đây, cũng cần xem xét luôn cả túi tiền của những cổ đông lớn khi nhiều người không còn thể hiện mình “mạnh tiền” như xưa, thậm chí có người còn dính cả tin đồn thua lỗ, nợ nần CK.

Từ ngày 20-5 đến 26-5, NĐTNN đã bán ra khoảng 160 tỷ đồng mỗi phiên, ngày 27-5, khối này giảm bán xuống gần một nửa, chỉ còn hơn 90 tỷ đồng nhưng lực mua lại không tăng. Phiên cuối tuần, NĐTNN chỉ mua vỏn vẹn 200 MSN, hơn 25.000 BVH, bán ròng VIC, mua ròng VNM nhưng chênh lệch mua - bán chưa đến 4.000 CP. Những thống kê sơ bộ trên cho thấy dòng tiền từ phía NĐTNN vẫn chưa rõ ràng.

Phiên đầu tuần nhiều khả năng sẽ quyết định xu hướng của thị trường trong cả tuần tới. Nếu VN Index tiếp tục thăng hoa như 2 phiên gần nhất, NĐT có thể yên tâm phần nào về dòng tiền trong ngắn hạn đủ sức nâng đỡ thị trường. Trường hợp VN Index điều chỉnh 3-5 điểm, cần xem xét thanh khoản có đạt trên mức 30 triệu đơn vị/phiên hay không? Nếu đạt được mốc này, có thể kỳ vọng chỉ số này sẽ trụ trên ngưỡng 400 điểm kèm theo đó là cơ hội để những người bắt đáy hiện thực hóa lợi nhuận.

Ngược lại, nếu thanh khoản tiếp tục giảm, khả năng thị trường sẽ vật vờ trong những ngày sắp tới là khá cao và nhiều CP sau khi tăng 15-20% vẫn có thể “đổ” trở lại bình thường. Đối với nhiều NĐT, kịch bản đẹp nhất lúc này là thị trường trụ được ở mức giá hiện nay với thanh khoản được cải thiện và đi kèm theo đó là một vài thông tin khả quan liên quan đến vĩ mô hoặc DN lớn.

Góc chuyên gia

NĐT lúc này không nên phó mặc đồng vốn của mình theo kiểu may rủi, nhưng cũng không nên kỳ vọng một kịch bản nào chắc chắn. Thay vào đó, cần chuẩn bị sẵn những chiến thuật để có thể ứng phó nhanh với từng kịch bản của thị trường. Vẫn có khả năng VN Index phục hồi về ngưỡng 440 điểm, nhưng nếu xảy ra, NĐT nên lo nhiều hơn mừng vì càng lên cao tầm 20-30%, lượng cung hàng sẽ càng lớn do áp lực giải chấp vẫn còn và ai cũng muốn bán giá cao nhất. Nhiều khả năng chỉ số này sẽ đi ngang trong khu vực 400-410 điểm.

Giải chấp vẫn sẽ là chìa khóa của thị trường trong thời gian tới. Nếu thị trường giảm mỗi ngày trên 10 điểm, dù có mạnh tay giải chấp cũng không dễ bán được và khi bán được, tiền thu về cũng sẽ rất thấp. Thị trường tăng trở lại sẽ là cơ hội để áp lực này tạm lắng dịu xuống, đồng thời bên bán cũng có thể tìm được nhiều cách để xoay xở hơn.

Ông HOÀNG THẠCH LÂN,
Giám đốc môi giới CTCK MHB

Các tin khác