Cần quy định hủy niêm yết

Đại hội cổ đông CTCP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT-HOSE) và CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC-HNX) đều thông qua việc rút niêm yết 2 mã SGT và SQC do những khó khăn của TTCK. Việc rút lui hay tham gia TTCK là quyền của doanh nghiệp (DN), nhưng theo một số chuyên gia, cần phải có những quy định chặt chẽ xung quanh việc tự nguyện hủy niêm yết của DN, bởi nếu không sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường.

Đại hội cổ đông CTCP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT-HOSE) và CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC-HNX) đều thông qua việc rút niêm yết 2 mã SGT và SQC do những khó khăn của TTCK. Việc rút lui hay tham gia TTCK là quyền của doanh nghiệp (DN), nhưng theo một số chuyên gia, cần phải có những quy định chặt chẽ xung quanh việc tự nguyện hủy niêm yết của DN, bởi nếu không sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường.

Không huy động được vốn xin rút!

SGT niêm yết tại HOSE vào ngày 10-1-2008, có vốn điều lệ tới ngày 31-12-2010 là 740 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1-6, SGT đóng cửa ở mức 7.400 đồng/CP. SQC bắt đầu giao dịch trên HNX từ 17-12-2009, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, số lượng CP lưu hành 100 triệu. Hiện CP này đang giao dịch ở mức 86.000 đồng/CP.

Thị trường khó khăn nên một số DN cảm thấy bất lợi, muốn hủy niêm yết. ẢNH: LÃ ANH

Thị trường khó khăn nên một số DN cảm thấy bất lợi,
muốn hủy niêm yết. ẢNH: LÃ ANH

Cả hai mã này đều là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) có Chủ tịch HĐQT là ông Đặng Thành Tâm. Nếu được hủy niêm yết, đây là trường hợp thứ 3 hủy niêm yết tự nguyện sau trường hợp của CTCP Hacinco trên HNX.

Giải thích về việc rút niêm yết, ông Đặng Thành Tâm cho biết: “Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam và thế giới có nhiều biến chuyển khó lường. Trong nước, ngân hàng ngừng cho vay chứng khoán và bất động sản. Vừa qua, TTCK chứng kiến nhiều đợt phát hành CP và trái phiếu không thành công.

Như vậy, TTCK đã mất yếu tố cơ bản tích cực nhất, đó là thị trường vốn tốt cho DN. Giá thị trường của CP SGT còn thấp hơn cả một miếng đất cỏn con SGT sở hữu. Cả công ty lẫn cổ đông không còn thấy tính tích cực ở TTCK.

Nếu để lâu, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế và đánh giá của các đối tác đối với SGT. Chính vì vậy, việc tạm rút niêm yết để tái cấu trúc toàn diện là điều bắt buộc, là sự sống còn và cũng vì tương lai của DN”.

Lo ngại nhất trong việc hủy niêm yết là thiệt hại cho cổ đông. Nhưng vì sao các cổ đông đều thông qua tại ĐHCĐ? Thực ra việc các cổ đông lớn của SGT, SQC nắm CP chi phối nên việc thông qua việc rút niêm yết chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, với thị trường và NĐT, có thể việc hủy niêm yết của bất kỳ một DN nào cũng sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt. 

Phải đồng hành NĐT lúc khó khăn

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các NĐT tài chính cho rằng việc rút lui của SGT, SQC là chuyện bình thường và tốt cho các bên nếu DN làm được những gì đã nói như mua lại CP làm CP quỹ, xác định chiến lược tái cơ cấu hay tránh bị thâu tóm.

Tuy nhiên, về lâu dài, cần phải có các quy định chặt chẽ liên quan đến việc hủy niêm yết tự nguyện và nên chăng có quy định tỷ lệ NĐT nhỏ có ý kiến vào vấn đề này. Bởi nếu không sẽ dẫn đến khi thị trường khó khăn DN tìm cách hủy niêm yết.

Theo ông Nguyễn Đình Thọ, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính Trường Đại học Ngoại thương, ở nước ngoài, DN thường rất chú trọng việc xây dựng và bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng đầu tư. Còn ở Việt Nam nhiều DN sẵn sàng bất chấp để đạt được mục đích của mình. Trong khi đó, các cổ đông nhỏ lại rất thiếu chuyên nghiệp và không đoàn kết để có tiếng nói tốt hơn.

Ở quan điểm ngược lại, ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc CTCK Kengnaga, cho rằng với việc rút niêm yết có thể mỗi người có một quan điểm, nhưng niêm yết hay không là quyền của DN, miễn là họ cân nhắc dựa trên những lợi ích của công ty. Nếu TTCK khó khăn, DN cảm thấy không có lợi hủy niêm yết cũng là hợp lý.

Theo một chuyên gia chứng khoán, sự khó khăn của TTCK thời gian qua đã xóa đi những lợi thế của một công ty niêm yết, nhưng lại duy trì gánh nặng chi phí đáp ứng các quy định như công bố thông tin… Song đây cũng là cơ hội để sàng lọc lại những công ty niêm yết cũng như nâng điều kiện niêm yết, từ đó TTCK có thể thật sự phản ánh vai trò kênh huy động vốn tốt cho DN phát triển.

Ông Nguyễn Băng Tâm, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ DN niêm yết, cho rằng UBCKNN nên có quy định chặt chẽ, rõ ràng và khắt khe hơn việc niêm yết hay rút niêm yết. Chẳng hạn, nếu DN đã rút niêm yết phải đáp ứng điều kiện như bao nhiêu năm sau mới tiếp tục được nộp hồ sơ niêm yết lại.

Ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng cần phải nâng cao hơn tiêu chuẩn niêm yết để TTCK thực sự là một “chợ” chất lượng cao, để DN muốn niêm yết phải phấn đấu và hủy niêm yết phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Bình luận về vấn đề này, một quan chức của UBCKNN cho rằng việc cơ quan quản lý xem xét DN hủy bỏ niêm yết tự nguyện sẽ dựa trên quy định pháp lý và thông lệ quốc tế. Cụ thể, việc xem xét hủy bỏ niêm yết cần dựa trên ý kiến của các cổ đông nhỏ, thông thường phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của cổ đông nhỏ chấp thuận (sau khi đã loại trừ ý kiến của cổ đông lớn).

Ngoài ra, Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung mới đây quy định, công ty đại chúng chào bán chứng khoán ra công chúng phải đưa CP vào giao dịch trên thị trường tập trung trong vòng một năm. Và như vậy Chính phủ cũng sẽ phải quy định số năm công ty phải niêm yết trên sàn khi là công ty đại chúng để tránh việc DN vào niêm yết để đối phó, sau đó vài tháng chủ động xin hủy bỏ niêm yết.

----------

> Cân nhắc khi hủy niêm yết

Các tin khác