Cần có quy định hủy niêm yết

Trong cảnh u ám kéo dài của TTCK, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết (DNNY) đã tính đến việc hủy niêm yết. Có thể đây là giải pháp chẳng đặng đừng của DNNY, nhưng lại tạo ra một xu thế không tốt cho TTCK.

Trong cảnh u ám kéo dài của TTCK, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết (DNNY) đã tính đến việc hủy niêm yết. Có thể đây là giải pháp chẳng đặng đừng của DNNY, nhưng lại tạo ra một xu thế không tốt cho TTCK.

Lùi để... tiến!

NĐT đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Ảnh: LÃ ANH

NĐT đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Ảnh: LÃ ANH

Ngoài những DNNY bị buộc phải hủy niêm yết do thua lỗ liên tục như CTCP Full Power (FPC) hay CTCP Vitaly (VTA), hiện tượng DNNY chủ động xin rút CP ra ngày càng phổ biến. Thậm chí, có trường hợp như CTCP Thực phẩm Quốc tế (IFS) từng bị HOSE hủy niêm yết do làm ăn thua lỗ và mới được khôi phục niêm yết, nhưng nay lại chủ động xin không  niêm yết nữa.

Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) là DN “tiên phong” trong việc hủy niêm yết khi liên tiếp đưa ra thông báo hủy niêm yết 2 công ty con của mình là CTCP Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC) và CTCP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT).

Lý giải về việc này, ông Hoàng Sỹ Hóa, Tổng giám đốc SGT, cho biết SGT đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ, để thực hiện hiệu quả việc này DN phải rút niêm yết. Đây là bước lùi chiến thuật để tăng giá trị DN và bảo đảm quyền lợi cổ đông trong bối cảnh TTCK còn quá xấu. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi NĐT, SGT sẽ đăng ký mua lại CP quỹ của những cổ đông không muốn tiếp tục tham gia vào chiến lược tái cấu trúc này.

Tại ĐHCĐ của CTCP Xây dựng số 11 (V11) được tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua, 100% cổ đông tham gia đã tán thành việc hủy niêm yết tại sàn HNX cũng với lý do tái cấu trúc và củng cố DN. Tuy nhiên, thực tế quyết định hủy niêm yết để củng cố V11 là bởi tình hình hoạt động của DN này đang có dấu hiệu đi xuống trong thời gian gần đây. Kết thúc năm tài chính 2010, các chỉ tiêu của V11 đều không hoàn thành.

Cụ thể, tổng doanh thu đạt 292,73 tỷ đồng (chỉ thực hiện được 58,5% kế hoạch), lợi nhuận trước thuế 9,96 tỷ đồng (chỉ thực hiện được 66,42% kế hoạch). Với kết quả này, V11 chỉ trả cổ tức 8% cho cổ đông thay vì 14% theo dự kiến ban đầu. Đặc biệt, trong năm nay, V11 đặt ra kế hoạch lợi nhuận 3,5 tỷ đồng (giảm 65% so với năm 2010).

Ý định hủy niêm yết vừa được CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar (MKP) đưa ra biểu quyết tại ĐHCĐ bất thường được tổ chức vào ngày 11-7 khiến nhiều cổ đông hết sức bất ngờ. MKP đưa ra lý do NĐTNN đang sở hữu 4,28% vốn điều lệ MKP nên Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM đã không cấp lại giấy chứng nhận đăng ký DN với việc bổ sung ngành nghề bán buôn, bán lẻ dược phẩm (theo quy định mới của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, ngành nghề này chỉ dành cho DN có 100% vốn nội).

Do đó, với mục đích thực hiện tái cơ cấu cổ đông không có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của DN phát triển hơn, đặc biệt để bảo vệ quyền lợi cổ đông HĐQT buộc phải hủy niêm yết hơn 9,2 triệu CP MKP trên HOSE. Sau khi được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký DN có bổ sung ngành nghề bán buôn, bán lẻ dược phẩm, MKP sẽ đăng ký niêm yết lại trên sàn HOSE.

Trào lưu báo động

Khi TTCK liên tục đi xuống như hiện nay, hiện tượng DNNY hủy niêm yết sẽ không chỉ dừng lại ở những DN trên. Việc nhiều DNNY rút CP khỏi thị trường là hiện tượng đáng lo về mặt thanh khoản. Thực tế, với việc hủy niêm yết DN có thể lâm vào tình thế rất khó vay vốn, bởi các ngân hàng thường không muốn rót vốn vào những DN đi lùi hoặc từng bị buộc phải hủy niêm yết do thua lỗ. Lý do hủy niêm yết để tái cấu trúc DN cũng không đủ sức thuyết phục, vì DN đang niêm yết vẫn có thể tái cấu trúc bình thường.

DNNY hủy niêm yết không đúng như mục đích tái cơ cấu đã công bố, thực chất ý đồ của việc làm này là gì? Theo nhận định của các chuyên gia, việc làm này chỉ có thể xuất phát từ mục đích không minh bạch. Khi CP không còn được niêm yết, DN không cần phải công khai về các vấn đề nội bộ hay tình hình hoạt động.

Về phía các cổ đông đang nắm giữ CP của các DN, không ai có thể chắc chắn hiệu quả hoạt động sau khi tái cơ cấu trong khi DN lại không đưa ra lộ trình cụ thể của ngày trở lại. Kết cục NĐT rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, bởi bán ra trong thời điểm này sẽ cầm chắc lỗ vì giá CP đang xuống quá thấp, nhưng để lại không biết vốn sẽ bị ngâm đến khi nào.

Từ đó dẫn đến sự xói mòn niềm tin của NĐT với DN và hình ảnh của DN sẽ không còn tốt đẹp trong mắt NĐT.

Các tin khác