Cái giá của sự thỏa hiệp

VN Index giảm điểm 10 phiên liên tiếp, từ 480 điểm xuống 380 điểm có tác động không nhỏ từ phía các ETF. Khoảng nửa năm nay, nhiều người đã quá quen với diễn biến cả thị trường giảm đỏ nhưng một vài blue chip xanh giúp VN Index đi lên. Nếu nói rằng NĐTNN nói chung và ETF nói riêng đã “ru ngủ” những NĐT còn lại cũng không có gì quá đáng.

VN Index giảm điểm 10 phiên liên tiếp, từ 480 điểm xuống 380 điểm có tác động không nhỏ từ phía các ETF. Khoảng nửa năm nay, nhiều người đã quá quen với diễn biến cả thị trường giảm đỏ nhưng một vài blue chip xanh giúp VN Index đi lên. Nếu nói rằng NĐTNN nói chung và ETF nói riêng đã “ru ngủ” những NĐT còn lại cũng không có gì quá đáng.

Ngày 20-5, Vietnam ETF công bố trở thành cổ đông lớn của OGC (Ocean Group) với tỷ lệ sở hữu 5% cổ phần. Trước đó vài ngày, cũng chính Vietnam ETF công bố nắm giữ 5,1% cổ phần của KLS (CTCK Kim Long). Thông thường, cổ đông lớn khi tham gia sẽ đóng góp một số giá trị nhất định khác ngoài vốn để DN phát triển, nhưng với các ETF thì không, chỉ là đầu tư tài chính đơn thuần. Tổng giám đốc một DN lớn trong ngành VLXD chia sẻ, năm ngoái ông đã khá vất vả để xử lý việc CP của mình bị một quỹ đầu tư bán ra, bởi từ khi nắm giữ trước đây mấy năm cho đến khi bán, quỹ này không tham gia HĐQT mặc dù sở hữu CP với tỷ lệ lớn, nên các thành viên trong HĐQT không thể can thiệp.

CP lên giá, tất nhiên DN nào cũng thích, nhưng khi giảm giá thì sao? Đây là câu hỏi dành riêng cho những DN có CP đang và sẽ nằm trong danh mục của các ETF. Điều cực kỳ quan trọng vì sự lên xuống của những CP này, không chỉ ảnh hưởng đến DN mà còn tác động đến cả thị trường. Thời gian qua, khi các blue chip tăng giá, chưa chắc thị trường đã được hưởng lợi, nếu không muốn nói là bị hại vì sự méo mó, nhưng khi giảm lại kéo theo những CP khác giảm theo. Việc lãnh đạo DN đứng ra công bố thông tin, nói về lý do CP của mình tăng giá rất đơn giản, nhưng không thấy ai làm. Một phần nào đó, sự im lặng của các DN không khác gì một thỏa hiệp đối với các ETF trong việc ứng xử đối với CP của mình theo kiểu “muốn làm gì thì làm”.

Từ câu chuyện trên, nghĩ đến phát biểu của Chủ tịch HĐQT CTCK Sacombank (SBS) về việc một nhân viên môi giới của mình bị khởi tố là “trách nhiệm cá nhân” cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Nhân viên công ty, làm việc cho công ty, khách hàng lại là khách hàng VIP của công ty mà chỉ quy về một cá nhân liệu có quá bất nhẫn và hợp lý hay không? Ở đây, nếu giả sử sự việc thuộc về “cá nhân” thật, thử hỏi những người còn lại làm gì? Một cá nhân không thể tự đặt lệnh, mở nhiều tài khoản, đó là điều chắc chắn. Biết mà không làm gì và không biết nhưng không làm gì về mặt hiện tượng là giống nhau, vì kết quả giống nhau nhưng bản chất lại khác nhau hoàn toàn.

Trở ngược lại trường hợp các DN có CP nằm trong tầm ngắm của ETF cũng có thể nói rằng: Giá CP là do ETF đẩy, chúng tôi không liên quan, mặc dù vậy, họ vẫn được hưởng lợi. Nhân viên môi giới tiếp tay cho làm giá chứng khoán, công ty không liên quan, nhưng doanh số công ty vẫn tăng. Những sự thỏa hiệp như vậy bắt nguồn từ sự dễ dãi và cái nhìn thiếu chiến lược và một phần nào đó đang cho thấy những hệ quả tiêu cực.

Các tin khác